-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Chính phủ Vương quốc Anh phát động một cuộc thi thiết kế đài tưởng niệm Nữ hoàng Elizabeth II
Chính phủ Vương quốc Anh vừa phát động một cuộc thi kêu gọi nghệ sĩ, kiến trúc sư và kỹ sư nộp đề xuất thiết kế cho một đài tưởng niệm Nữ hoàng Elizabeth II. Công trình chiến thắng sẽ được dựng tại Công viên St. James, gần Cung điện Buckingham, với ngân sách từ 23 triệu đến 46 triệu bảng Anh, sử dụng tiền công quỹ.
Cuộc thi này gồm hai giai đoạn, bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến ngày 20 tháng 1. Năm thiết kế được chọn sẽ bước vào vòng thiết kế kéo dài mười tuần, với tác phẩm chiến thắng được công bố vào mùa hè năm sau. Việc chi một số tiền lớn như vậy để tôn vinh cố nữ hoàng, một nhân vật lịch sử quan trọng, có thể hiểu được. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh nền kinh tế Anh đang khó khăn và đặc biệt là lĩnh vực văn hóa đối mặt với nhiều khó khăn, quyết định này gây tranh cãi.
Khủng hoảng tài chính trong ngành văn hóa
Trong những năm gần đây, ngân sách dành cho nghệ thuật và văn hóa ở Anh bị cắt giảm đáng kể. Chỉ riêng năm 2017, nguồn tài trợ từ chính quyền địa phương đã giảm tới 48%. Những khoản cắt giảm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức văn hóa trên toàn quốc. Ví dụ, hạt Suffolk thông báo vào đầu năm 2024 rằng họ sẽ ngừng hoàn toàn tài trợ cho các chương trình văn hóa nghệ thuật, gây nguy cơ đóng cửa các địa điểm lịch sử như nhà của họa sĩ Thomas Gainsborough tại Sudbury.
Số liệu thống kê cho thấy hơn 500 bảo tàng trên khắp Vương quốc Anh đã đóng cửa từ năm 2000. Năm 2024, chính phủ đã không hỗ trợ kịp thời để cứu Bảo tàng Eastleigh ở Hampshire hay Bảo tàng Crannock Chase ở West Midlands, khiến các tổ chức này phải đóng cửa.
Ngay cả các tổ chức lớn như hệ thống bảo tàng Tate cũng đang gặp khó khăn. Ba mươi phần trăm nguồn ngân sách của Tate đến từ chính phủ, nhưng báo cáo tài chính năm 2023–24 cho thấy tổ chức này thâm hụt ngân sách năm thứ hai liên tiếp. Tate đang phải cân nhắc một mô hình kinh doanh mới để tồn tại.
Tại sao lại là tượng đài Nữ hoàng?
Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao không dành số tiền này để hỗ trợ các bảo tàng, nghệ sĩ và tổ chức văn hóa đang gặp khó khăn? Hoặc thậm chí sử dụng ngân sách này để giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách hơn, như đầu tư vào Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đang bị quá tải và thiếu hụt trang thiết bị?
Một giải pháp khác là sử dụng Khoản tài trợ Hoàng gia – một nguồn tài chính hàng năm dành riêng cho gia đình hoàng gia, được tài trợ bởi người nộp thuế. Với khoản tài trợ cho năm 2024–25 lên tới 86,3 triệu bảng Anh, tại sao Hoàng gia không dành một phần ngân sách này để tự chi trả cho tượng đài của mình?
Nghệ sĩ và nghệ thuật đang bị bỏ rơi
Các nghệ sĩ ở Anh đang gặp khó khăn tài chính trầm trọng. Theo một báo cáo của Đại học Glasgow, thu nhập trung bình của các nghệ sĩ tại Anh chỉ vào khoảng 15.600 USD, giảm gần 40% so với năm 2010. Trong bối cảnh này, việc chi tiêu xa hoa cho tượng đài hoàng gia khiến nhiều người bất bình.
Một nhân vật trong giới nghệ thuật đã chia sẻ một câu chuyện thú vị: Lễ khai mạc tại một bảo tàng lớn ở London chỉ phục vụ rượu vang giá rẻ và đồ ăn canapé đơn giản, trong khi ở Slovakia, các triển lãm được tổ chức với sự xa hoa vượt trội.
Cần thay đổi tư duy
Nếu chính phủ Anh ưu tiên hỗ trợ các tổ chức văn hóa và nghệ sĩ hơn là xây dựng tượng đài xa hoa, thì có lẽ các triển lãm và bảo tàng trên khắp cả nước sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này không chỉ giúp bảo tồn văn hóa mà còn tạo điều kiện cho nghệ thuật tiếp tục phát triển, mang lại lợi ích lâu dài cho cả xã hội.
Biên dịch: Phương Anh
Nguồn: Artnews