VN | EN

Tin tức

Bảo quản và chiếu sáng tác phẩm nghệ thuật (Phần 2)

Giảm tổn hại từ ánh sáng nhân tạo bằng cách:

  • Sử dụng bóng đèn có công suất thấp

  • Giảm số lượng đèn

  • Khuếch tán ánh sáng

  • Sử dụng công tắc điều chỉnh độ sáng

  • Giới hạn thời gian tiếp xúc ánh sáng

Thiệt hại do ánh sáng là một hiệu ứng theo thời gian - bạn để một vật tiếp xúc với ánh sáng càng lâu, nó sẽ càng gây ra nhiều thiệt hại. Giảm thiệt hại do ánh sáng gây ra bằng cách điều chỉnh cường độ và thời gian tiếp xúc. Một bức tranh màu nước mỏng manh tiếp xúc với 50 lux trong 100 tiếng sẽ bị hư hại, tương tự như thể nó được tiếp xúc với 100 lux trong 50 giờ.

Do đó, khi đo ánh sáng trong bảo tàng, hãy kiểm tra mức độ tiếp xúc ánh sáng hàng năm để đưa ra đánh giá chính xác nhất.

Mức độ tiếp xúc ánh sáng hàng năm

Mức độ tiếp xúc với ánh sáng hàng năm tính bằng giờ mở cửa của một bảo tàng tiêu chuẩn, bảy tiếng một ngày trong sáu ngày một tuần trong 52 tuần. Do đó, một tác phẩm có thể được tiếp xúc với ánh sáng 2.184 giờ một năm, dựa trên tính toán trung bình của bảo tàng. Lux là đơn vị được tạo ra khi số giờ phơi sáng được nhân với cường độ ánh sáng đã được gợi ý.

Tiếp xúc với ánh sáng trung bình hàng năm sau đó tạo ra tiêu chuẩn của số giờ lux tối đa:

  • Đối với các tác phẩm rất nhạy cảm, 100.000 giờ lux 

  • Đối với các tác phẩm nhạy cảm vừa phải, 450.000 giờ lux 

Giảm thời lượng phơi sáng

Nếu bạn không thể giảm cường độ ánh sáng đủ đến mức tiêu chuẩn hợp lí, thì bạn cần giảm số giờ tiếp xúc để đáp ứng các giới hạn hàng năm này.

Thời gian tiếp xúc có thể được giảm bớt bằng cách:

  • Đưa các tác phẩm vào kho khi chúng đã đạt đến số giờ lux hàng năm

  • Thay đổi vị trí thường xuyên, thay đổi luân phiên các tác phẩm trong kho

  • Lắp rèm chặn sáng với tủ trưng bày

  • Thời gian phù hợp để chiếu sáng nhân tạo

  • Cài đặt đèn cảm biến chuyển động, tự động bật khi có người trong phòng

  • Tắt tất cả ánh sáng khi bảo tàng đóng cửa bằng cách sử dụng rèm hoặc miếng chắn sáng. Điều này đặc biệt nên lưu ý vào mùa hè khi thời gian ban ngày dài hơn và có thể chiếu bức xạ lên tác phẩm của bạn nhiều hơn đáng kể

Loại bỏ bức xạ không nhìn được

Bức xạ tia cực tím (UV) không nhìn thấy được, vì vậy nó cần được theo dõi cẩn thận. Điều này cũng có nghĩa là nó có thể bị loại hẳn mà không ảnh hưởng đến cách bạn chiêm ngưỡng các không gian triển lãm.

Với những tiến bộ trong công nghệ chống tia cực tím, các tác phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi ít nhất 10 microwatts tia cực tím / một lumen hay cường độ ánh sáng. Cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đều chiếu bức xạ UV. Bước sóng ngắn của nó là yếu tố ánh sáng có hại nhất đối với các tác phẩm trong nhà bảo tàng.

Có nhiều công cụ mà nhà bảo tàng có thể sử dụng để chống lại mối đe dọa vô hình này, bao gồm:

  • Kính nhiều lớp, tấm phim tự dính và các vật liệu hấp thụ tia cực tím khác như vecni và acrylics cho cửa sổ, giếng trời và khung trưng bày

  • Đèn và ống có phát xạ tia cực tím thấp

  • Sơn màu trắng, dựa trên titan điôxít hoặc ôxít kẽm. Ánh sáng phản chiếu bởi bức tường sơn trắng chứa ít hơn 20% lượng bức xạ UV gốc. Whitewash hay phấn không đem lại hiệu quả.

Mỗi loại vật liệu này có tuổi thọ khác nhau, vì vậy hãy theo dõi mức độ hiệu quả của chúng. Kính nhiều lớp có tuổi thọ lâu nhất, trong khi bạn nên hỏi người bán để xem tấm phim và tấm chắn sáng của họ có phù hợp để sử dụng trong nhà bảo tàng hay không.

Bức xạ hồng ngoại

Nhiều nguồn sáng phát ra bức xạ hồng ngoại, chúng ta không thể nhìn thấy nhưng chúng ta cảm nhận được dưới dạng nhiệt. Đèn dây sợi tóc nổi tiếng là không hiệu quả. Một bóng đèn 100 watt sử dụng 94% điện năng của nó để tạo ra nhiệt.

Khung hoặc phòng trưng bày quá nhiệt có thể gây ra sự dao động về độ ẩm và làm hỏng các tác phẩm trong quá trình này. Do đó, loại bức xạ như vậy cần được quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số mẹo về kiểm soát nhiệt từ ánh sáng:

  • Gắn đèn ở khoảng cách an toàn với các tác phẩm trong bảo tàng, tốt nhất là xa khỏi khung trưng bày.

  • Sử dụng đèn chùm “tia mát”, phản nhiệt lại nhưng cho phép ánh sáng nhìn được xuyên qua.

  • Lắp đặt đèn sợi quang, mang ánh sáng từ nguồn nhiệt bên ngoài, do đó tự động lọc ra cả bức xạ tia cực tím và tia hồng ngoại.

Lập kế hoạch cho bức xạ hồng ngoại là điều cần thiết khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cho bảo tàng và phòng trưng bày. Tham khảo ý kiến ​​của các nhà thiết kế và nhà bảo quản bảo tàng chuyên nghiệp trước khi đầu tư vào đèn chiếu sáng. Đảm bảo rằng mọi hệ thống chiếu sáng đều đáp ứng các tiêu chuẩn của bảo tàng.

Kinh tế và môi trường

Đôi khi, đầu tư vào ánh sáng phù hợp có thể đi kèm với một chi phí đáng kể. Bạn có thể đã đọc về tất cả các khía cạnh khác nhau để xem xét khi chiếu đèn cho bảo tàng và lưu ý  ngân sách của bảo tàng một cách thận trọng.

Tuy nhiên, lựa chọn ánh sáng của bạn một cách cẩn thận có thể dẫn đến lợi ích về kinh tế lâu dài. Chiếu sáng một phòng trưng hiệu quả ngăn ngừa những tổn thất đòi hỏi việc phục hồi tốn kém. Giới hạn tiếp xúc tác phẩm với ánh sáng kèm với tiền điện ít hơn.

Hệ thống quản lý ánh sáng thích hợp cũng bảo vệ môi trường và làm cho bảo tàng của bạn bền vững hơn. Việc tắt đèn thường xuyên bảo vệ được các bộ sưu tập trong bảo tàng của bạn và cũng làm giảm lượng khí thải carbon trong không gian.

Xem phần 1 tại: https://vanvi.com.vn/bao-quan-va-chieu-sang-cac-tac-pham-nghe-thuat-phan-1

 

Nguồn: https://www.museumsgalleriesscotland.org.uk/advice/collections/conservation-and-lighting/

Hưng

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon