-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
9 bức chân dung tự họa hàng đầu trong nghệ thuật
1. David Hockney - Chân dung tự họa Charlie (1995)
(Nguồn: https://www.theguardian.com)
Hockney trông rất tàn nhẫn trong những bức chân dung tự họa của mình, ông không bao giờ tạo dáng để bản thân hoàn hảo. Những gì ông ấy làm là ghi lại hành động tự vẽ chân dung - việc một họa sĩ nhìn vào gương và cố gắng ghi lại những gì nhìn thấy. Khi làm như vậy, ông sẽ vẽ nên bức tự họa trung thực.
2. Parmigianino - Chân dung tự họa qua gương lồi (1524)
(Nguồn: https://www.theguardian.com)
Không chỉ các nghệ sĩ hiện đại mới khắc họa bản thân theo những cách sáng tạo. Vào đầu thế kỷ XVI, Parmigianino tự nhìn mình trong một tấm gương cầu lồi và vẽ hình phản chiếu méo mó, bàn tay khổng lồ áp sát bề mặt bức tranh, khuôn mặt của ông là tiêu điểm của một hình ảnh giống như ảnh tự sướng, trong đó thời gian và không gian bị biến dạng. Bức tranh này là chủ đề bài thơ của John Ashbery, “Bức chân dung tự họa trong một tấm gương lồi”.
3. Pablo Picasso - Chân dung tự đối mặt với cái chết (1972)
Picasso luôn miêu tả mình với đôi mắt to như muốn nuốt chửng người đối diện, ngay cả khi ông biến mình thành một vật thể được vẽ lại. Đôi mắt đó trở nên to hơn, dũng cảm hơn trong bức tranh vô thần khi người nghệ sĩ bị vùi dập bởi thời gian và nhận ra cái chết của chính mình sắp cận kề.
4. Lucian Freud - Chân dung tự họa suy ngẫm với hai đứa trẻ (1965)
(Nguồn: https://www.theguardian.com)
Người nghệ sĩ được vẽ giống như một người cha khổng lồ trong bức tranh này. Nhìn trong gương, ông trông lùn đi như những đứa con nhỏ của mình. Gương đã là công cụ thiết yếu để tự chụp chân dung kể từ thời Parmigianino. Trong các tác phẩm chân dung tự họa của Freud, ông luôn thể hiện hình ảnh của mình một cách đầy lạnh lùng, cứ như thể đang vẽ một người xa lạ. Bức chân dung tự họa của Freud bộc lộ rõ nét cảm giác khó chịu, không thoải mái của ông.
5. Frida Kahlo - Chân dung tự họa Tóc ngắn (1940)
Mái tóc ngắn của Frida Kahlo bồng bềnh như thể đó là một sinh vật sống trong bức tranh đẹp như mơ này. Bà đã thực sự cắt tóc của mình? Hiện thực đáp ứng tính siêu thực kỳ lạ trong nghệ thuật của Kahlo. Bà đã vẽ bức chân dung tự họa này sau khi ly hôn với Diego Rivera, người mà bà sẽ tái hôn ngay sau đó. Nó gợi lên hình ảnh về cả những ông trùm tóc dài và những vị tử vì đạo khổ hạnh.
6. Rembrandt - Chân dung tự họa với hai vòng tròn (c 1665-69)
(Nguồn: https://www.theguardian.com)
Đứng trước bức tranh này chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng. Rembrandt nhìn bạn với đôi mắt đen, sâu hút của ý thức, ký ức và thời gian. Ông tạm dừng vẽ tranh, mặc áo choàng của một bậc thầy. Những vòng tròn bí ẩn đằng sau đại diện cho một thế giới mà ông đang tạo ra. Sự phong phú của màu sơn tạo ra cảm giác kinh ngạc, không thể phủ nhận rằng có một con người thực đang hiện ra trước mặt bạn. Rembrandt là một pháp sư; thần chú của ông ấy chữa lành và truyền cảm hứng.
7. Artemisia Gentileschi - Bức chân dung tự họa trong truyện ngụ ngôn (1638-39)
(Nguồn: https://www.theguardian.com)
Thế kỷ XVII, Artemisia Gentileschi, một trong số ít họa sĩ nữ có sự nghiệp nghệ thuật thành công ở châu Âu hiện đại. Khi một nghệ sĩ nam thể hiện mình đang vẽ chân dung một người phụ nữ như nàng thơ hoặc với bức tranh của một nàng thơ phía sau anh ta, Gentileschi có thể đang thể hiện bức tranh nhân cách hóa chính mình.
8. Cindy Sherman – Bức chân dung tự họa chưa có tiêu đề # 48 (1979)
(Nguồn: https://www.theguardian.com)
Khái niệm về chân dung tự họa bị phá bỏ trong các tác phẩm của Cindy Sherman. Tác phẩm của Cindy Sherman miêu tả người nghệ sĩ nhưng không bao giờ tiết lộ con người "thật" của họ. Nghệ thuật của cô như một lễ hội hóa trang, một chuỗi vô tận các vai diễn miêu tả một anh hùng hay quái vật. Hình ảnh này xuất phát từ loạt phim đầu tiên và thơ mộng nhất của Sherman, ở dạng điện ảnh đen trắng, trong đó cô tưởng tượng mình là Hitchcock hoặc nhân vật trong phim trong một khung cảnh nước Mỹ, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
9. Rembrandt – Chân dung tự họa với Saskia (1636)
Rembrandt cho chúng ta thấy mọi thứ trong bức tranh khắc này - cách ông làm việc và cách ông ấy sống. Trên thực tế, nghệ thuật và cuộc sống không thể tách rời đối với Rembrandt. Ông đang ngồi hạnh phúc ở nhà với vợ mình, Saskia, sự hài lòng của họ được thể hiện rõ ràng. Khuôn mặt bóng mờ và bàn tay đang vẽ của anh ấy là hình ảnh kết hợp của họ trong một tấm gương, điều đó cho thấy nghệ thuật không phải là một hoạt động xa vời, mà là một phần của cuộc sống.
Biên dịch: Trang Hà
Biên tập: Minh Liên