Tin tức

5 lời khuyên hữu ích để định giá nghệ thuật 

Nếu sáng tạo nghệ thuật là một niềm vui đối với các hoạ sĩ thì việc định giá những tác phẩm ấy khi hoàn thiện lại là nỗi buồn, sự khó khăn, cùng cực của họ. Nhất là hiện nay, với một thị trường mỹ thuật còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm, chúng ta chưa thực sự đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về luật trong kinh doanh nghệ thuật, thuế nghệ thuật, giám định nghệ thuật… Điều này khiến những câu chuyện về giá cả trong thị trường nghệ thuật còn có phần mù mờ. Vậy nên, để hoạ sĩ có thể dễ dàng hơn trong việc tự định giá tác phẩm của mình, chúng tôi xin phép được đưa ra 5 lời khuyên trong bài viết dưới đây.

“ Nếu bạn nhận thấy giá tranh của mình đang quá thấp, thì bạn nên tăng giá”

(Tranh lụa "À ơi"- Họa sĩ Nguyễn Cẩm Nhung)

Khi tôi mới bắt đầu, các hoạ sĩ thường trả giá quá thấp cho công việc của mình. Bị trả lương thấp dẫn đến cảm thấy mình bị định giá thấp một cách thảm hại, và sớm muộn gì cũng dẫn đến sự không hài lòng, phẫn uất. Vậy nên những gì bạn cần làm là phải tăng giá của mình lên khi rơi vào trường hợp như thế này. Và đương nhiên không phải áp dụng một mức giá nhảy vọt, mà là bạn nên tăng từ từ giá của mình. Hãy tăng giá khi bạn đã đạt đủ doanh số mình định ra. Bạn có thể tăng từ 10% đến 20% lúc ban đầu. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng công thức tính thời gian cộng với chi phí vật liệu, công thức này sẽ rất hợp lý trong việc mua bán tranh.

“ Bạn nên có sự nhất quán về giá của các tác phẩm”

Đôi khi bạn sẽ gặp những vị khách hàng thích cò kè mặc cả. Vậy nên những lúc như thế này, hãy thể hiện rõ quan điểm của mình, đưa ra những minh chứng hợp lý về việc định giá. Khi ai đó thách thức việc định giá của bạn, bạn có thể muốn biện minh cho lý do tại sao bạn tính phí những gì bạn làm. Ngoài ra, việc thống nhất về giá cả cũng là một trong những yếu tố để củng cố cho sự nghiệp sáng tác của bạn sau này. Không phải ai cũng sẽ mua, nếu như họ biết được họ có thể mặc cả bức tranh ấy xuống thấp hơn nữa. 

(Tranh sơn mài "Dưới ánh trăng"- Họa sĩ Nguyễn Trang)

“ Hãy tìm kiếm khách hàng tiềm năng”

Ngoài việc sáng tác tranh tự do, hoạ sĩ đôi khi còn làm theo đơn đặt hàng. Và cũng không có gì là lạ nếu họ gặp phải những vị khách hàng khó tính. Để dung hoà được giữa thẩm mỹ của họ và của bản thân mình là một điều khá khó khăn đối với các hoạ sĩ. Nhất là trong sáng tác nghệ thuật, việc lấy cái tôi, cái cảm xúc của bản thân hoạ sĩ luôn được đề cao. Vậy nên, nếu hoạ sĩ chỉ mải mê đi theo các vị “khách hàng” của họ, thì những hoạ sĩ đó chỉ có thể tạo ra những sản phẩm thoạt nhìn tinh mỹ nhưng không thể chứa chấp được sự rỗng tuếch, vô hồn của tác phẩm đó. Lời khuyên của tôi dành cho những trường hợp như thế này là: đừng để khách hàng chọn bạn mà bạn hãy chủ động tìm đến những vị khách hàng tiềm năng thực sự hiểu được giá trị nghệ thuật của bạn. 

“ Bạn không nên hỏi quá nhiều sau khi nêu giá bức tranh”

Bạn nên để một khoảng lặng giữa bản thân và khách hàng, sau khi nói giá của bức tranh. Hãy để không gian cho khách hàng của bạn suy nghĩ trước khi họ quyết định. Và nếu họ không hài lòng với mức giá của bạn, thì khi đó bạn có thể thương lượng hoặc không.

(Tranh Acrylic "Vùng mây"- Họa sĩ Trương Văn Ngọc)

“ Bạn nên tự tin về giá trị của bản thân” 

Sau khi hoạt động nghệ thuật được một thời gian, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thị trường, cũng như mức giá của bạn. Vậy nên, hãy luôn giữ niềm tin vào khả năng của mình. Bởi vì nếu một người sẵn sàng trả số tiền đó cho tác phẩm của bạn, thì đó là bằng chứng đầy thuyết phục cho thấy sẽ có người tiếp theo cũng trả tương tự như thế. Bởi vì bạn đáng giá có được điều này sau khi đã vất vả hoàn thành tác phẩm.

 

Nguồn : https://theabundantartist.com/5-art-pricing-lessons/

Biên dịch: Ahndoar

Biên tập: Trang Hà

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon