Tin tức

25 vị giám tuyển định hình thế giới nghệ thuật ngày nay (Phần 2)

10. Candice Hopkins

(Nguồn: Courtesy Sue Holland/Toronto Biennial of Art, 2019)

Candice Hopkins đã ghi dấu ấn trong thế giới nghệ thuật trong những năm gần đây với các cuộc triển lãm nhìn vào bề dày nghệ thuật của các nghệ sĩ trên khắp thế giới, từ Canada và Hoa Kỳ đến Úc, Mỹ Latinh và Phần Lan. Hopkins đã làm việc trên nhiều series tạp chí quốc tế, bao gồm ba ấn bản của SITElines tại SITE Santa Fe, Document 14 ở Kassel, Đức và Athens. Hiện tại, cô là giám tuyển cấp cao của Toronto Biennial of Art, nơi đã tổ chức ấn bản đầu tiên vào năm 2019. Cô cũng là người phụ trách Canada Pavilion tại Venice Biennale 2019, nơi trưng bày tác phẩm của tập thể nghệ sĩ người Inuit và công ty phim Isuma.

Trước khi làm việc theo chu trình biennial (hai năm một lần), Hopkins đã đồng tổ chức các triển lãm lớn về nghệ thuật đương đại như “Close Encounters: The Next 500 Years” vào năm 2011 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Winnipeg và “Sakahàn: Nghệ thuật Bản địa Quốc tế” vào năm 2013 tại Phòng trưng bày Quốc gia Canada. Các triển lãm mang chủ đề lớn gần đây hơn bao gồm triển lãm “Nghệ thuật cho hiểu biết mới: Giọng bản xứ, những năm 1950 đến nay” vào năm 2018 và “Soundings: An Exhibition in Five Part” vào năm 2019.

Nhưng đó là sự cống hiến của Hopkins khi lắng nghe những nghệ sĩ mà cô ấy làm việc cùng, từ Beau Dick (Dzawada'enux) đến Rebecca Belmore (Anishinaabe) đến Hock E Aye Vi Edgar Heap of Birds (Cheyenne / Arapaho) cho đến Postcommodity, để định hình sự nghiệp của mình. Cô nói với ARTnews vào năm 2019. “Trong nghệ thuật, chúng ta có những khuynh hướng để đại diện cho tập thể hoặc cá nhân khác”, “Chúng ta vẫn có thể có nhiều cuộc thảo luận phức tạp hơn về tính cá nhân, nhưng để có được chúng, chúng ta phải đấu tranh vì điều đó. Đó là một câu hỏi sâu hơn về việc ai đại diện cho ai và ai đang nói thay cho ai."

11. Mami Kataoka

(Nguồn: Ito Akinori/Courtesy Mori Art Museum, Tokyo)

Là một chuyên gia về nghệ thuật đương đại châu Á, Mami Kataoka gia nhập Bảo tàng Nghệ thuật Mori ở Tokyo vào năm 2003 với tư cách là nhà giám tuyển chính và phó giám đốc của nơi đấy, và cô ấy đã trở thành giám đốc của bảo tàng từ năm 2019. Cô ấy cũng là chủ tịch của Ủy ban Quốc tế về Bảo tàng và Bộ sưu tập Hiện đại của Nghệ thuật Nhật Bản và giám đốc nghệ thuật cho Aichi Triennale ở Nhật Bản, dự kiến khai mạc vào năm 2022.

Trong số các buổi thuyết trình mà cô đã tổ chức tại bảo tàng gồm các buổi triển lãm cá nhân cho Ai Weiwei, Aida MakotoShiota Chiharu. Cô từng là đồng giám đốc nghệ thuật của Gwangju Biennale lần thứ 9 vào năm 2012 và giám đốc nghệ thuật cho Biennale Sydney lần thứ 21 vào năm 2018. Cô đã giúp tổ chức các buổi triển lãm lớn bên ngoài Bảo tàng Nghệ thuật Mori, bao gồm “Phantoms of Asia: Contemporary Awakens the Past” tại Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á ở San Francisco và "Ai Weiwei: Theo What?" tại Hirshhorn ở Washington, D.C.

Kataoka là một trong số ít nữ giám đốc bảo tàng ở Nhật Bản, và cô cho biết cô hy vọng công việc của mình ở vị trí lãnh đạo Bảo tàng Nghệ thuật Mori có thể giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội trong và ngoài nước. “Tôi muốn dành thời gian ở đây, tại bảo tàng để suy ngẫm về cách nghệ thuật đương đại có thể trở thành một phần trong cuộc thảo luận toàn cầu. Đó là một thách thức lớn. Đó là một thử thách thầm lặng” cô nói với Tokyo Weekender năm ngoái.

12. Sunjung Kim

(Nguồn: choi.ok.soo)

Khi nền nghệ thuật Hàn Quốc tiếp tục vươn lên tầm cỡ quốc tế, Sunjung Kim nổi lên như một trong những người giám tuyển hàng đầu của đất nước. Hiện nay, Kim được biết đến nhiều nhất với vai trò là chủ tịch của Quỹ Gwangju Biennale, tổ chức giám sát triển lãm định kỳ của Hàn Quốc, hiện được coi là một trong những cuộc tổ chức Biennale hàng đầu thế giới. (Giữa lúc đại dịch covid xảy ra, Kim đã giúp giữ cho Biennale vẫn tiếp tục nổi lên sau rất nhiều buổi hoãn lịch và thậm chí đã cố gắng xây dựng một ấn bản trực tiếp vào năm 2021.)

Nhưng công việc của Kim còn tham vọng hơn nhiều so với Biennial. Trong những năm 90 và đầu những năm 2000, cô từng là người phụ trách chính của Trung tâm Artsonje ở Seoul, và sau đó là giám đốc của nó từ năm 2016 đến năm 2017. Cùng với các triển lãm của Martin Creed, Abraham CruzvillegasHaegue Yang diễn ra ở đó, cô đang làm việc trong Dự án Real DMZ, một sáng kiến bắt đầu vào năm 2012 nhằm khám phá các điều kiện xã hội xuống cấp của khu vực phi quân sự giữa Bắc và Nam Triều Tiên thông qua các tác phẩm nghệ thuật và những nghiên cứu đưa ra. Cô ấy đặt mục tiêu phụ trách một cuộc triển lãm ở Bắc Triều Tiên - nếu nó diễn ra, sẽ đánh dấu một bước tiến lớn ở một đất nước mà quyền tự do nghệ thuật bị hạn chế nghiêm trọng.

13. Kasper König

(Nguồn: Guido Kirchner/picture-alliance/dpa/AP Images)

Từng giám tuyển các cuộc triển lãm quan trọng dành riêng cho Claes OldenburgAndy Warhol tại Moderna Museet ở Stockholm trong những năm 60, Kasper König thành lập Portikus, một hội trường nghệ thuật đương đại ở Frankfurt, vào năm 1987; ông giảng dạy tại Städelschule, cũng ở Frankfurt. Trong 12 năm, và thậm chí có thời điểm bắt đầu với tư cách là hiệu trưởng và đồng thời từng là giám đốc của Bảo tàng Ludwig ở Cologne từ năm 2000 đến năm 2012.

Nhưng đối với nhiều người, thành tích lớn nhất của ông vẫn là sáng lập ra Skulptur Projekte - một triển lãm điêu khắc ngoài trời của Đức diễn ra 10 năm một lần. Trong lần xuất bản đầu tiên, năm 1977, König tập hợp một nhóm nghệ sĩ chủ yếu là người Mỹ, trong số đó gồm Carl Andre, Bruce NaumanRichard Serra. Người dân địa phương không hài lòng với buổi triển lãm chút nào, thậm chí còn phá hoại tác phẩm điêu khắc Oldenburg khổng lồ. Nhưng kể từ đó, cư dân của thành phố bắt đầu cảm thấy gắn bó với một số dự án nhất định, bao gồm đài phun nước nổi tiếng của Nicole Eisenman, đã trở thành nguồn tự hào của Münster. Skulptur Projekte cũng đã đa dạng hóa, với các nghệ sĩ khác nhau, từ Nairy Baghramian đến Hito Steyerl trong số những người tham gia phiên bản 2017. Münster có thể vẫn chưa có tầm vóc bằng Berlin, Munich, Cologne hoặc Frankfurt, nhưng König đã biến thành phố đó thành một trung tâm Biennial, và mỗi phiên bản hiện thu hút hàng trăm nghìn du khách.

14. Koyo Kouoh

(Nguồn: Antoine Tempé)

“Sự thiếu hiểu biết về giám tuyển” và “Cận thị” ảnh hưởng đến cách thức mà nghệ thuật châu Phi được trưng bày, Koyo Kouoh nói với ARTnews vào năm 2019. Mục tiêu của cô ấy, một phần, là phản bác lại sự thiếu hụt này bằng các cuộc triển lãm chu đáo về nghệ thuật châu Phi thường được tạo ra bằng các sự hợp tác. Cô ấy nói với Artforum vào năm 2016. Vào đầu những năm 2000, vì không hài lòng với bối cảnh của châu Âu, người giám tuyển đó sinh ra ở Cameroon đã chuyển đến Dakar, Senegal và nhanh chóng trở thành một thành viên không thể thiếu của nền nghệ thuật Tây Phi. Cùng với Simon Njami, cô đã giám tuyển hai ấn bản trong cuộc gặp gỡ Bamako cùng với nhiếp ảnh châu Phi Biennial xuất sắc, vào năm 2001 và 2003. Năm năm sau, vào năm 2008, cô thành lập RAW Material Company, một không gian nghệ thuật ở Dakar nhằm lấp đầy khoảng trống nhận thức trong diễn ngôn phê bình nghệ thuật. Trước đây trong lịch sử, nó được điều hành bởi phụ nữ.

Trong mười lăm năm qua, hoạt động giám tuyển của Kouoh đã tìm được khán giả bên ngoài châu Phi. Cô từng là cố vấn giám tuyển cho hai ấn bản của Documenta (năm 2007 và 2012), cô giám tuyển ấn bản 2016 của EVA International Biennial ở Limerick, Ireland và cô đã tổ chức một cuộc khảo sát được hoan nghênh về nghệ sĩ người Senegal Issa Samb cho Văn phòng Đương đại Nghệ thuật ở Na Uy vào năm 2013. Tuy nhiên, cô ấy cũng đã thăng tiến ngay tại Châu Phi và hiện cô ấy đang chỉ đạo một trong những Học viện hàng đầu nơi đó, Bảo tàng Nghệ thuật Châu Phi Đương đại Zeitz tại Cape Town, nơi cô ấy đã tổ chức các cuộc triển lãm có tác phẩm của Tracey Rose, Otobong Nkanga,...

15. Lucy R. Lippard

(Nguồn: Gabriella Marks)

Lucy Lippard đã thực sự viết nên lịch sử của Chủ nghĩa Ý niệm với cuốn sách năm 1973 của cô, Six Years: The Dematerialization of the Art Object from 1966 to 1972, đánh dấu một bước đi bẻ ngoặt về những khái niệm thẩm mỹ trong tác phẩm của các nghệ sĩ như Robert Morris, Lee LozanoVito Acconci. Cô mô tả phong trào là “sản phẩm của, hoặc là người bạn đồng hành cùng với sự ‘lên men’ chính trị của thời đại”, cô coi một thời điểm đặc biệt để thử nghiệm trong lịch sử nghệ thuật và đã thay đổi những khái niệm trong quá trình này. Cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn đến nỗi, vào năm 2012, nó là chủ đề của một cuộc triển lãm (“Hiện thực hóa‘ Sáu năm’: Lucy R. Lippard và sự xuất hiện của nghệ thuật khái niệm”) tại Bảo tàng Brooklyn. Cuốn sách có nguồn gốc từ một cuộc triển lãm: “557,087”, một cuộc triển lãm mà Lippard tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Seattle vào năm 1969 được coi là cuộc giám tuyển đầu tiên về nghệ thuật ý niệm.

Cùng lúc là một nhà hoạt động, ngoài một người quản lý, Lippard đã chiến đấu hết mình vì các mục tiêu chống chiến tranh và nữ quyền, đồng thời tham gia vào các nhóm như Liên minh Công nhân Nghệ thuật, Nữ nghệ sĩ Ad Hoc, Tập thể Heresies và Liên minh Nghệ thuật Phụ nữ. Kể từ đó, cô đã giảng dạy tại Trường Nghệ thuật Thị giác ở New York, Cao đẳng Williams, Đại học Queensland ở Úc, và các học viện khác. Năm 1976, cô thành lập Printed Matter, một tổ chức có trụ sở tại New York dành riêng cho các ấn phẩm của các nghệ sĩ. Cô ấy cũng tiếp tục quản lý, tổ chức cuộc giám tuyển khác là Stevens vào tháng 5 tại bảo tàng SITE Santa Fe vào năm 2021.

16. Barbara London

(Nguồn: Courtesy Barbara London)

Rất ít người đã hoạt động mạnh mẽ cho tầm quan trọng của nghệ thuật video (video art) như Barbara London, người có 40 năm làm việc tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York đã cho phép cô viết nên lịch sử của phương tiện nghệ thuật đó. Trong những năm 70, khi chỉ một số ít người coi video như một phương tiện nghệ thuật, London đã bắt tay vào dàn dựng các bài thuyết trình về các tác phẩm quan trọng của Nam June Paik, Bill ViolaShigeko Kubota. Sau đó, vào năm 1983, London giám tuyển “Video Art: A History”, tập hợp một loạt các nhân vật, từ Joan Jonas đến Tony Oursler, người đã đi tiên phong trong lĩnh vực này, tạo ra hiệu quả nghiên cứu toàn diện đầu tiên về dòng sử như vậy. (Vào năm 2020, London đã biên soạn lịch sử đó thành một cuốn sách, Nghệ thuật Video Art: 50 năm đầu tiên.)

nghệ thuật âm thanh cũng là một phần quan trọng trong hoạt động quản lý của London. Vào năm 2013, cô đã giám tuyển cuộc khảo sát lớn đầu tiên của MoMA về các tác phẩm được thực hiện trên phương tiện truyền thông “Soundings: A Contemporary Score”. London nói với ARTnews năm 2013: “Mọi người trong viện bảo tàng trôi theo từ tác phẩm này sang tác phẩm khác”. “Mục tiêu của chúng tôi là làm cho họ sống chậm lại và thực sự lắng nghe.”

17. Camille Morineau

(Nguồn: Valeria Archeno)

Năm 2009, bảo tàng Pompidou tại trung tâm Paris đã gây chấn động thế giới nghệ thuật với triển lãm “elles @ pompidou”, nơi các bức tường của bảo tàng được lấp đầy bằng các tác phẩm của hơn 200 nữ nghệ sĩ, từ Frida Kahlo đến Annette Messager. Đã có những buổi biểu diễn như thế ở những nơi khác ở phương Tây, nhưng hiếm khi có quy mô lớn như vậy. Các nhà phê bình coi triển lãm Pompidou là sự thừa nhận về vai trò quan trọng của phụ nữ trong lịch sử nghệ thuật.

Nhưng vị giám tuyển triển lãm, Camille Morineau, chắc chắn rằng cuộc triển lãm chỉ là bước khởi đầu của một dự án lớn hơn. “Pompidou, giống như nhiều bảo tàng khác, được biết đến với sự ít đại diện bởi các nghệ sĩ nữ,” cô nói với Tờ báo Guardian. “Bây giờ, trong một năm, họ đang đại diện cho chính họ. Liệu điều này có bù đắp được tất cả những năm tháng bị phân biệt đối xử? Không."

Các tổ chức đã chú ý đến lời nói của cô: Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Bảo tàng Nghệ thuật Baltimore, Bảo tàng Museu de Arte de São Paulo, và nhiều hơn nữa đã đưa tác phẩm của phụ nữ vào bộ sưu tập của họ. Trong khi đó, vào năm 2014, Morineau tiếp tục với sáng kiến riêng, với việc thành lập Viện lưu trữ các nữ nghệ sĩ, nghiên cứu và triển lãm (AWARE), nơi đã tạo ra một cơ sở dữ liệu trực tuyến về các nghệ sĩ từ thế kỷ 19 và 20. Từ năm 2016 đến 2019, cô đã điều hướng chương trình nghệ thuật La Monnaie de Paris.

18. Gabi Ngcobo

(Nguồn: Masimba Sasa)

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, Gabi Ngcobo đã đứng đầu không chỉ một mà là hai cuộc thi Biennial quốc tế lớn — Bienal de São Paulo năm 2016 và Berlin Biennale vào năm 2018. Nhưng trước khi Ngcobo dẫn đầu hai giải hai năm đó, cô đã nổi tiếng ở miền Nam Châu Phi, quê hương của cô. Sau khi quản lý Cape Town Biennial vào năm 2007, cô đã tổ chức hai ý tưởng  — Nothing Gets Organized (NGO), một dự án tư duy chính trị do cô và các nghệ sĩ Dineo Seshee BopapeSinethemba Twalo điều hành, Trung tâm Tái hiện Lịch sử, do Ngcobo thành lập cùng với Sohrab Mohebbi và tìm cách hiểu cách di sản lịch sử bổ trợ cho các tác phẩm nghệ thuật mới.

Sau đó, vào năm 2015, cùng với Yvette Mutumba, cô đã tổ chức một trong những cuộc khảo sát lớn nhất về nghệ thuật Nam Phi từ trước đến nay, “A Labour of Love”, tại Bảo tàng Weltkulturen ở Frankfurt, Đức. Trong các chương trình và dự án như thế này, Ngcobo đã thể hiện một cách mạnh mẽ rằng nghệ thuật và chính trị là không thể tách rời. Tuyên bố này được đưa ra tại Berlin Biennale 2018, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Firelei Baez, Tony Cokes, Las Nietas de Nonó, Mario Pfeifer và tập trung vào tác hại của phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân.

Xem phần 1 tại: https://vanvi.com.vn/25-vi-giam-tuyen-dinh-hinh-the-gioi-nghe-thuat-ngay-nay-phan-1

Xem phần 3 tại: https://vanvi.com.vn/25-vi-giam-tuyen-dinh-hinh-the-gioi-nghe-thuat-ngay-nay-phan-3

 

Nguồn: https://www.artnews.com/list/art-news/artists/top-curators-shaping-art-world-today-1234593112/nicolas-bourriaud-traffic-relational-aesthetics/

Biên dịch: Hưng

Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon