VN EN

Tin tức

25 vị giám tuyển định hình thế giới nghệ thuật ngày nay (Phần 1)

Trong những thập kỷ gần đây, khi cộng đồng nghệ thuật ngày càng mở rộng bao nhiêu, thì mạng lưới các nhà giám tuyển nghệ thuật quốc tế mở rộng bấy nhiêu. Xây dựng trên di sản công sức làm việc của Harald Szeemann, Germano CelantOkwui Enwezor, những nhà giám tuyển này, đã từng nổi lên vào những năm 1990 và 2000, họ tổ chức các cuộc khảo sát đột phá hằng năm và đồng thời thành lập những nền tảng nhằm thúc đẩy tư duy sáng tạo trong cộng đồng.

Danh sách này nêu lên 25 vị giám tuyển đang định hình thế giới nghệ thuật ngày nay. Dựa trên một số châu lục và hướng tới những chủ đề khác nhau, họ đã giúp làm cho lịch sử nghệ thuật trở nên toàn diện hơn. Trong nhiều trường hợp, họ đã đổi mới những nền tảng mà họ đã từng tham gia hằng năm. Từ các triển lãm nghệ thuật về nữ quyền đến các cuộc giám tuyển theo chủ nghĩa toàn cầu, công việc của họ đã phải tiếp xúc rất nhiều và chính điều này định hình được sự nghiệp của họ ra sao.

1. Naomi Beckwith

(Nguồn: Nathan Keay/©Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Chicago)

Với con mắt khám phá ra những tài năng mới nổi và niềm đam mê tôn vinh tác phẩm của những nghệ sĩ chưa được công nhận, Naomi Beckwith đã đảm nhiệm vị trí giám tuyển tại một số Viện nghệ thuật hàng đầu ở Hoa Kỳ, bao gồm cả Bảo tàng Studio ở Harlem, nơi cô từng là phó giám tuyển từ năm 2007 đến năm 2011; Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Chicago, nơi cô đảm nhiệm vị trí quản lý từ năm 2011 cho đến khi được thăng chức lên giám tuyển cấp cao vào năm 2018; và bây giờ là Bảo tàng Guggenheim ở New York, nơi cô được bổ nhiệm làm phó giám đốc kiêm giám tuyển chính vào năm 2021.

Kinh nghiệm giám tuyển của cô bao gồm một buổi triển lãm cá nhân năm 2010 của Lynette Yiadom-Boakye tại Bảo tàng Studio, cũng như cuộc khảo sát của Howardena Pindell năm 2018, ra mắt tại MCA Chicago và đi đến Bảo tàng Mỹ thuật Virginia ở Richmond và Bảo tàng Nghệ thuật Rose của Đại học Brandeis ở Waltham, Massachusetts. Cô cũng đã tổ chức các buổi trưng bày dành riêng cho Propeller Group, Keren Cytter, William J. O’Brien, Yinka Shonibare, Leslie Hewitt và những người khác. Gần đây, cô đã làm việc trong đội giám tuyển của “Grief and Grievance: Art and Mourning in America”, triển lãm cuối cùng của người giám tuyển Okwui Enwezor, tại Bảo tàng New.

2. Nicolas Bourriaud

(Nguồn: Sergio Rosales Medina)

Vào năm 1996, một buổi triển lãm nhóm được tổ chức tại thành phố Bordeaux - Pháp đã làm thay đổi lịch sử nghệ thuật. Triển lãm đó, “Giao thông” tại CAPC Musée d’Art Contemporain Bordeaux, do Nicolas Bourriaud giám tuyển, đã khơi dậy một phong cách nghệ thuật mới. Nó lấy sự tương tác con người và mối quan hệ bên trong chính họ làm phương tiện truyền tải. Hai năm sau, Bourriaud gắn nhãn phong cách đó là “mỹ học quan hệ” trong một cuốn sách cùng tên, với các nghệ sĩ như Liam Gillick, Dominique Gonzalez-FoersterRirkrit Tiravanija trong sự ủng hộ của nó. Vào giữa những năm 2000, mỹ học quan hệ đã đi đúng hướng của nó - "Điều gì khiến mỹ học quan hệ trở nên nhàm chán?" nghệ sĩ Joe Scanlan đã châm biếm trong Artforum vào năm 2005 - nhưng ảnh hưởng của nó đã được cảm nhận rất xa và rộng, bất kể những người phản đối nó.

Phong cách giám tuyển đầy tham vọng này là đặc trưng trong công việc của Bourriaud, người mà nói về những cuộc triển lãm ‘khó nhằn’ mang theo những ý niệm về chủ nghĩa toàn cầu và sản xuất hàng loạt. Anh ấy đã gây tác động lớn ở Pháp, quê hương của anh. Năm 1999, cùng với Jérôme Sans, Bourriaud thành lập Palais de Tokyo ở Paris, hiện là bảo tàng nghệ thuật đương đại ảnh hưởng nhất của Pháp. Mặc dù là người tầm cỡ lớn, Bourriaud, từng có thời gian ngắn làm giám tuyển của Tate và đã tổ chức Istanbul Biennial năm 2019, gặp rắc rối tại Học viện khác của Pháp - ông đã bị sa thải khi làm lãnh đạo của École Nationale Supérieure des Beaux-Arts - trường nghệ thuật hàng đầu của Paris. Vào năm 2015, và ông đã bị sa thải khỏi vị trí giám đốc của Mo.Co, một không gian nghệ thuật do ông thành lập ở Montpellier, trong bối cảnh xung đột vào đầu năm nay.

3. Cornelia Butler

(Nguồn: Mark Hanauer)

Khi Cornelia Butler giám tuyểnWACK! Art and the Feminist Revolution”tại Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Los Angeles vào năm 2007, mục tiêu của cô ấy là cải thiện cách chúng ta bàn về nghệ thuật nữ quyền vào những năm 1960-70. Cô nói với Los Angeles Times: “Mong chờ của tôi cho ‘ WACK!’ là làm cho tác động của nữ quyền đối với nghệ thuật vào những năm 1970 trở thành ‘phong trào’ quốc tế có ảnh hưởng nhất trong thời kỳ hậu chiến.” Với 120 nghệ sĩ tham gia, triển lãm, sau này được chuyển đến MoMA PS1 tại New York, đã vượt xa mong đợi của cô và đem lại nguồn thu nhập khổng lồ - Barbara Hammer, một nhà làm phim thử nghiệm đồng tính nữ nổi tiếng; Judith F. Baca, nhà vẽ tranh tường Chicana; Howardena Pindell, người có những bức tranh chính trị trừu tượng; và Theresa Hak Kyung Cha, một nhà văn và nghệ sĩ sinh ra ở Hàn Quốc và có trụ sở tại New York, là một trong số họ. Theo Butler nhớ lại vào năm 2021, chương trình “Thẩm vấn nữ quyền người da trắng” vào thời điểm như vậy là một việc làm rất hiếm đối với bảo tàng lớn.

Kể từ năm 2013, Butler là vị giám tuyển chính tại Bảo tàng Hammer ở Los Angeles. Kinh nghiệm giám tuyển của cô đã bao gồm các cuộc triển lãm theo thời kì cho Adrian Piper, Lygia Clark, Lari Pittman, cũng tương tự như năm 2014 của bảo tàng Made in L.A. Hai năm một lần, tập trung vào các nghệ sĩ sống tại California. Butler - đồng quản lý với Michael Ned Holte, một phần được ghi nhận là đã giúp xây dựng nên lịch sử ngày nay. Nghệ sĩ Thomas Lawson viết về giai đoạn đó vào năm 2014 trên tạp chí Artforum: “Rõ ràng việc làm nghệ thuật này đã được điều hướng đầy đủ và tính toán cẩn thận”.

4. Melissa Chiu

(Nguồn: Greg Powers)

Giám đốc Bảo tàng và Vườn điêu khắc Hirshhorn ở Washington, D.C. (2014) - Melissa Chiu đã đóng một vai trò quan trọng trong giới nghệ thuật đương đại châu Á. Một trong những mục tiêu ban đầu của cô là thành lập Phòng trưng bày 4A ở Sydney (nay là Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Châu Á 4A) với một nhóm các nghệ sĩ, nhà làm phim, nghệ sĩ biểu diễn và các nhà sáng tạo người Úc gốc Á. Chiu từng là giám đốc sáng lập của tổ chức đó.

Năm 2001, cô được bổ nhiệm làm giám tuyển nghệ thuật đương đại châu Á tại Asia Society tại New York, một trong những vị trí đầu tiên trong trường hợp này trên nước Mỹ. Tại Asia Society, nơi sau này cô trở thành giám đốc, cô đã tổ chức các triển lãm cá nhân cho Zhang Huan, Sarah Sze, Yoshitomo Nara, và các nghệ sĩ khác, và cô đã dẫn đầu việc tạo ra một bộ sưu tập nghệ thuật đương đại trong tổ chức. Trong nhiệm kỳ của cô ấy dưới sự lãnh đạo của Hirshhorn, bảo tàng đã giới thiệu một triển lãm khổng lồ vào năm 2017 “Yayoi Kusama: Infinity Mirrors”, trong số các buổi triển lãm đáng chú ý khác, và đã được bảo tàng mua lại các tác phẩm của Park Seo-bo, Natsuyuki Nakanishi, Senga Nengudi, ...

5. Carolyn Christov-Bakargiev

(Nguồn: Lothar Koch/AP)

Một triển lãm điển hình của Carolyn Christov-Bakargiev đi kèm với chủ đề sử thi - chẳng hạn như mối liên hệ đau thương trong chiến tranh, hay vai trò của nước mặn đối với nền kinh tế toàn cầu. (Đây là những nguyên tắc chỉ đạo đằng sau các phiên bản Documenta của cô vào năm 2012 và Istanbul Biennial năm 2015.) Bởi vì các trọng tâm triển lãm của Christov-Bakargiev thường rất hoành tráng, triển lãm của cô ấy sẽ gánh chịu từ chính sức nặng của chính nó. Họ không thể hiện thành công của họ và tại sao họ lại đóng vai như một hình mẫu cho những người khác.

Christov-Bakargiev bắt đầu ở Ý, và sau đó được sự chú ý quốc tế với tư cách là người giám tuyển cấp cao tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại PS1 ở New York, nơi vào năm 2000, cô đã giám sát những tác phẩm đầu tiên của “Greater New York”, một triển lãm định kì hiện đang được theo dõi gắt gao. Sau đó, vào năm 2001, cô quay trở lại Ý và trở thành người giám tuyển chính của Castello di Rivoli, nơi cô rời đi vào năm 2008. Đó là Documenta năm 2012 của cô - ấn bản thứ hai từng có tại Đức 5 năm một lần vào tháng 8 do một phụ nữ quản lí - đã trao cho cô sự chú ý toàn cầu. Với chủ đề xoay quanh khái niệm “Sụp đổ và phục hồi”, đó chính là tác phẩm của Pierre Huyghe, Giuseppe Penone, Walid Raad, Michael Rakowitz, Haegue Yang,...

Tại Castello di Rivoli, nơi bà trở lại làm giám đốc vào năm 2016, Christov-Bakargiev tiếp tục chú ý đến các cuộc triển lãm nghiêm ngặt, với một cuộc triển lãm vào năm 2021 tập trung vào tính biểu cảm trong nghệ thuật trong suốt tám thế kỷ, kết nối cuộc triển lãm thứ 14 của Simone dei Crocifissi - gồm các cảnh tôn giáo tới buổi triển lãm năm 2019 của Anne Imhof mang tên Sex.

6. RoseLee Goldberg

(Nguồn: Jimi Celeste/Patrick McMullan/Sipa USA via AP)

Trong đoạn cuối trong cuốn sách của cô vào 2011 mang tên Performance Art: From Futurism to the Present, xuất bản lần đầu vào năm 1979, RoseLee Goldberg viết: “Trình diễn có thể sẽ định hình những thập kỉ tiếp theo trong thế kỉ 21 này mạnh mẽ như trong thế kỉ 20, có lẽ là còn hơn nhiều so với thời đó”.

Một trong những người bảo vệ trung thành nhất của phương tiện nghệ thuật, Goldberg đã nỗ lực vì nghệ thuật trình diễn và giúp mở rộng tầm nhìn của công chúng và sự tôn trọng đối với nó như một loại hình nghệ thuật chính thức. Năm 2005, Goldberg ra mắt chương trình Performa tại New York. Nó nổi tiếng là nơi trưng bày mạo hiểm nhất cho nghệ thuật trình diễn, chủ yếu là vì nó đã thu hút được những nghệ sĩ thường chưa có kinh nghiệm với phương tiện này — từ Julie Mehretu đến Wyatt Kahn — để sản xuất các tác phẩm dựa trên thời gian, ngay cả khi các dự án của họ thường thay đổi về chất lượng. Goldberg, người khởi nghiệp từ những năm 70 với tư cách là vị giám tuyển tại ‘Kitchen’ ở New York, từng nói về Performa, “Đó là về việc viết lại lịch sử nghệ thuật thông qua việc trình diễn”.

7. Thelma Golden

(Nguồn: Julie Skarratt)

Thelma Golden, giám đốc và người phụ trách chính của Bảo tàng Studio ở Harlem, bắt đầu làm thực tập sinh tại một viện bảo tàng mà mai sau cô dẫn dắt. Sau đó, cô làm quản lý tại Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Whitney từ năm 1988. Vào thời gian đó, cô là thành viên của nhóm giám tuyển tổ chức giải Whitney Biennial nổi tiếng năm 1993, nhóm này chỉ mới được đánh giá lại gần đây về tính nghệ thuật đột phá mà họ đưa ra, và cũng tổ chức triển lãm nổi tiếng “Nam giới da đen: Đại diện cho sự nam tính trong nghệ thuật đương đại của Mỹ”, trong đó có tác phẩm của các nghệ sĩ như Fred Wilson, David Hammons, Lyle Ashton Harris, Adrian PiperLorna Simpson đã nhìn nhận sự đại đại diện của đàn ông da đen và thường khá áp đặt trên các phương tiện truyền thông.

Năm 2000, Lowery Stokes Sims, người vừa được bổ nhiệm làm giám đốc của Bảo tàng Studio, đã đề nghị Golden tham gia cùng cô tại cơ sở này với tư cách là phó giám đốc triển lãm. Sau đó, vào năm 2005, Golden trở thành giám đốc và người phụ trách chính của nó. Dưới sự lãnh đạo của bà, bảo tàng đã tổ chức các cuộc giám tuyển lớn về các nghệ sĩ như Alma Thomas, Stanley Whitney, Mark BradfordSpiral Collective, cũng như triển lãm “Freestyle” quan trọng đã tạo nên nhiều phiên bản chữ “F” để nhìn nhận các phương thức làm nghệ thuật đương đại khác nhau của các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi, người Da đen và người gốc Phi. Một trong những dự án lâu dài nhất mà Golden đã thực hiện cho Bảo tàng Studio là tòa nhà do David Adjaye thiết kế và hiện đang được xây dựng.

Trong khi đó, chương trình lưu trú nghệ sĩ của bảo tàng đã đại diện một số nghệ sĩ quan trọng nhất hiện nay, trong số đó có Simone Leigh, Njideka Akunyili Crosby, Leslie HewittTitus Kaphar. Trong một cuộc phỏng vấn với ARTnews, Golden nói rằng, tại Bảo tàng Studio, các nghệ sĩ và người giám tuyển “bắt đầu sự nghiệp của họ và không chỉ nhận được kinh nghiệm chuyên môn thực sự mà còn có thể hình thành lộ trình và có được cái nhìn xa hơn về công việc bảo tàng thực sự. Tôi nói điều này với tư cách là một người có sự nghiệp từ những trải nghiệm ban đầu tại Bảo tàng Studio. ”

8. Rita Gonzalez

(Nguồn: Aimee Chang)

Năm 2019, Rita Gonzalez trở thành trưởng bộ phận nghệ thuật đương đại của Bảo tàng Nghệ thuật Hạt Los Angeles. Kể từ khi gia nhập bảo tàng vào năm 2006 với tư cách là người phụ trách giám tuyển, cô đã tập trung vào tác phẩm của các nghệ sĩ Latinh và Mỹ Latinh chưa được công nhận trong triển lãm của mình và nỗ lực để làm đa dạng hóa các bộ sưu tập. Một số thành quả giám tuyển của cô bao gồm “Phantom Sightings: Art after the Chicano Movement” (2008), “Asco: Elite of the Obscure, A Retrospective, 1972–1987” (2011) và triển lãm năm 2017: “L.A. Exuberance: New Gifts by Artists” theo sau kỷ niệm 50 năm của LACMA.

Gonzalez cũng là thành viên của nhóm giám tuyển cho Gwangju Biennale 2018, ấn bản 2014 của Prospect New Orleans và Dự án Frieze ở Los Angeles vào năm 2020. “Cần có nhiều tổ chức hơn để tạo thêm không gian và nền tảng cho những nghệ sĩ người Latinh”. “Đó không thể chỉ là Houston, Miami và L.A, bởi vì vấn đề là người Latinh ở khắp mọi nơi” - Gonzalez nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2021 với ARTnews.

9. Hou Hanru

(Nguồn: Musacchio & Ianniello)

Năm 1997, Hou HanruHans Ulrich Obrist hợp lực tổ chức “Cities on the Move”, một cuộc khảo sát trên phạm vi rộng tập trung vào sự phát triển kinh tế ở Đông Á. Buổi triển lãm đã chứng minh một nhiệm vụ bất khả thi, đặc biệt là vì nó đã biến đổi trên khắp thế giới, dừng lại ở Secession ở Vienna, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại P.S.1 ở New York, Kiasma ở Helsinki và những nơi khác. Nó chuyển đổi gam màu từ các tác phẩm của Takashi Murakami, Rirkrit Tiravanija, Lee Bul, Huang Yong Ping,... đến các thiết kế kiến trúc thể hiện xu hướng khu vực, chẳng hạn như các cấu trúc nhằm ngăn chặn tắc nghẽn giao thông. Cơ quan lưu trữ Nghệ thuật Châu Á đã gọi buổi triển lãm là “một bước ngoặt”.

Trong những năm kể từ đó, Hou đã tiếp tục tạo ra những đóng góp quan trọng cho lịch sử nghệ thuật châu Á. Vào năm 2003, trong buổi triển lãm chính của Francesco Bonami tại Venice Biennale, Hou đã tổ chức Zones of Urgency, một triển lãm mini về tốc độ cuộc sống đô thị ở Châu Á chuyển biến trong tương lai khi chúng ta bước vào một thiên niên kỷ mới, và vào năm 2018, tại Bảo tàng Guggenheim ở New York, ông đã tổ chức Art and China After 1989: Theater of the World cùng với Alexandra MunroePhilip Tinari. Kể từ năm 2013, Hou đảm nhận vai trò giám đốc nghệ thuật của bảo tàng MAXXI ở Rome.

Xem phần 2 tại: https://vanvi.com.vn/25-vi-giam-tuyen-dinh-hinh-the-gioi-nghe-thuat-ngay-nay-phan-2

Xem phần 3 tại: https://vanvi.com.vn/25-vi-giam-tuyen-dinh-hinh-the-gioi-nghe-thuat-ngay-nay-phan-3

 

Nguồn: https://www.artnews.com/list/art-news/artists/top-curators-shaping-art-world-today-1234593112/nicolas-bourriaud-traffic-relational-aesthetics/

Biên dịch: Hưng

Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon