Tin tức

21 sự thật về Mark Rothko ( phần 2)

11.Rothko nhận quốc tịch Mỹ vào ngày 21 tháng 2 năm 1938, để đối phó với mối đe dọa gia tăng của chủ nghĩa Quốc xã ở châu Âu. Tin đồn đã lan truyền về khả năng bị trục xuất đột ngột của những người Do Thái Mỹ, khiến ông ta đổi tên từ “Markus Rothkowitz” thành “Mark Rothko”, để khó bị nhận dạng là người Do Thái hơn.

12.Với cuộc khủng hoảng toàn cầu trong thế chiến thứ hai, Rothko cố gắng tiếp cận sự thay đổi trong xã hội và các sự thật phổ quát thông qua việc tìm hiểu về các yếu tố màu sắc và hình dạng. Rothko giải thích rằng “hoạ sĩ cổ đại… nhận thấy cần phải tạo một nhóm trung gian quái vật, con lai, thần và á thần” theo cách tương tự như sự trỗi dậy của chủ nghĩa Phát xít ở thế kỷ 20. "Không có quái vật và thần thánh, nghệ thuật không thể tạo nên một vở kịch."

13. Quan tâm đến các lý thuyết phân tâm học của Freud và Jung, Rothko tạm dừng hoàn toàn việc vẽ tranh của mình vào năm 1940 để tập trung vào  việc nghiên cứu 2 cuốn sách The Interpretation of Dreams của Freud và Golden Bough được viết bởi Sir James Frazer, một nghiên cứu quan trọng về thần thoại.

14.Ông dung hòa các ý tưởng phân tâm học của Freud với bi kịch trong thần thoại Hy Lạp làm trọng tâm chính trong bức tranh của mình, tin rằng nghệ thuật phải giải phóng vô thức theo cách giống như các biểu tượng và nghi lễ thần thoại từng làm. "Trải nghiệm bi thảm phấn khích đối với tôi là nguồn cảm hứng hội họa duy nhất"

15. Rothko có một mối ác cảm với các nhà phê bình, và luôn bảo thủ với các bức vẽ và kí ức của ông. Các tác phẩm siêu thực của ông đã nhận được đánh giá tiêu cực từ New York Times sau khi chúng được lắp đặt tại cửa hàng bách hóa Macy’s ở thành phố New York vào năm 1942. Với hoạ sĩ Adolph Gottlieb, Rothko đã phản hồi lại những lời chỉ trích của họ, “chúng tôi ủng hộ cách diễn đạt đơn giản của tư tưởng phức tạp. Chúng tôi muốn xác định lại quan điểm của mình. Chúng tôi muốn dùng các hình dạng  phẳng vì chúng phá tan đi các ảo giác và tiết lộ sự thật. Ông nói rằng các tác phẩm của ông phải “ xúc phạm bất kì hình thức trang trí nội thất thực dụng nào.

16. Bắt đầu từ năm 1943, Rothko ngừng việc theo đuổi chủ nghĩa Siêu thực, dịch chuyển sang phong cách trừu tượng màu của Clyfford Still, người mà ông đã bắt đầu một tình bạn thân thiết. Ông nói rõ sự kết thúc của việc theo đuổi chủ nghĩa siêu thực của mình với biểu tượng vô thức về hình thức: “Tôi nhấn mạnh vào sự tồn tại bình đẳng của thế giới được tạo ra trong tâm trí và thế giới do Chúa tạo ra bên ngoài nó… Tôi chỉ không đồng tình với những người theo chủ nghĩa siêu thực và nghệ thuật trừu tượng như một người tranh cãi với bố và mẹ của anh ấy; công nhận tính tất yếu và chức năng những tư tưởng gốc rễ của tôi, nhưng khăng khăng về sự bất đồng quan điểm của tôi; Tôi, vừa là họ, vừa là một phần không thể thiếu hoàn toàn độc lập với họ. ”

Untitled, một sự pha trộn giữa xanh lá cây và xanh nước biển

17. Rothko đã đưa ra các lời chỉ dẫn cụ thể với khán giả về cách xem tranh trong thời kì cuối của ông. Ông đề nghị người xem đứng cách khung tranh mười tám inch để cảm nhận sự thân mật, gần gũi, uy quyền của cá nhân và cảm giác về thứ  chưa biết. Rothko giải thích rằng các tác phẩm của mình phải được treo tương đối thấp để chúng đối diện hoàn toàn với cơ thể của người xem; người xem phải chiếm lấy căn phòng mà trong đó các bức tranh được treo chỉ phục vụ một hoặc hai người tại một thời điểm, để người xem có thể đắm chìm hoàn toàn vào bức tranh.

Entrance to subway bởi Rothko

18. Người hoạ sĩ ngày càng bảo vệ các bức tranh của mình và các phương pháp của ông khi sự nghiệp của ông phát triển. Rothko thậm chí còn giấu kỹ thuật của mình với các trợ lý trong xưởng của mình. Sử dụng thuật phân tích tia cực tím, các nhà bảo quản đã phát hiện ra trứng, keo, formaldehyde và nhựa acrylic trộn vào bột màu trong các bức tranh của hoạ sĩ.

19. Với sự thành công rực rỡ về mặt tài chính của ông, tạp chí Fortune đã gọi bức tranh của Rothko là một khoản đầu tư tốt vào năm 1955. Đáp lại, những người bạn Barnett Newman và Clyfford Still coi Rothko là một tên bán đứng nghệ thuật, khiến ông bị tổn thương và khiến ông rơi vào trầm cảm,bị cô lập và ẩn dật mặc dù đã đạt được thành công đáng kể về mặt thương mại và đã có con với  người vợ thứ hai, Mell Beistle.

 

20. Nhà nguyện Rothko có chức năng  đánh dấu đỉnh cao của sự kết hợp giữa đóng góp trong khâu thiết lập trưng bày cho thứ nghệ thuật thuần túy về tinh thần.   Nhà nguyện phi giáo phái được thành lập bởi John và Dominique de Menil ở Houston Texas; họ đã ủy quyền cho Rothko thiết lập không gian thiền định của nội thất hình bát giác vào năm 1964. Ông lấp đầy nội thất của nhà nguyện bằng mười bốn bức tranh bao gồm một bộ ba bức tranh và năm bức tranh tường. Đối với tác phẩm của mình trên các bức tranh nhà nguyện từ năm 1964 đến năm 1967, Rothko đã tái tạo lại nội thất của xưởng của mình ở Manhattan cho giống với không gian hình bát giác và ánh sáng của nhà nguyện, sử dụng một loạt ròng rọc di chuyển các bức tường trong không gian. Những bức tranh này là một trong những bức tranh trầm mặc và đáng suy ngẫm nhất của ông; không mayông đã qua đời trước khi công trình nhà nguyện hoàn thành. Nhà nguyện đóng vai trò là tác phẩm nghệ thuật chính, cuối cùng của ông.

21. Sự trầm cảm và sống ẩn dật của Rothko càng trở nên trầm trọng hơn khi ông bắt đầu  uống rượu. Năm 1970, Rothko tự sát bằng sự kết hợp giữa quá liều thuốc an thần và một vết cắt sâu vào động mạch ở cánh tay phải bằng một lưỡi dao cạo. Người hoạ sĩ không để lại thư tuyệt mệnh.

Biên dịch: Minh 

Biên tập: Hiếu - Huyền

Nguồn bài viết: https://www.sothebys.com/en/articles/21-facts-about-mark-rothko
 


 



 


 


 

 


 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon