Tin tức

10 Bức tranh chân dung tự họa nổi tiếng nhất đã thay đổi Nghệ thuật

Từ người mới bắt đầu đến những bậc thầy, hầu như tất cả các họa sĩ đã đều thử vẽ chân dung của chính họ rồi. Những bức chân dung tự họa nổi tiếng được sáng tác bởi những người đầy triển vọng trong suốt lịch sử nghệ thuật là một minh chứng về tính linh hoạt của thể loại tranh này. Hình thức vẽ chân dung tự họa lâu đời này có từ thời Cổ đại, nhưng phải đến đầu thời kỳ Phục hưng vào giữa thế kỷ 15, các họa sĩ mới bắt đầu đặt bản thân là chủ đề chính nhiều hơn. Sử dụng gương làm phương tiện kỹ thuật, nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc và thợ in đã tái tạo hình ảnh của chính họ theo nhiều cách khác nhau. Một vài người thường chọn vẽ nên những bức chân dung tự họa lặp đi lặp lại cho tới khi họ già đi để ghi chép lại tính chất luôn thay đổi của mình.
Bức tranh Portrait of a Man in the Turban của Jan van Eyck được coi là bức chân dung tự họa được biết đến đầu tiên. Albrecht Durer cũng là một người rất giỏi về việc vẽ tự họa và anh ấy đã tạo ra hơn 12 bức chân dung tự họa bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Trong thời kỳ Phục hưng, các họa sĩ như Masaccio, Piero della Francesca, Sandro Botticelli, Titian hay Michelangelo Buonarroti đã tránh những bức chân dung tự họa sang trọng và đưa hình ảnh của chính họ vào nhiều bối cảnh khác nhau trong tranh của họ. Thiên tài người Hà Lan Rembrandt van Rijn đã vẽ hơn 40 bức chân dung tự họa trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình và ông ‘mê mẩn’ bởi hình ảnh già nua của chính mình. Nhiều họa sĩ thế kỷ 19 như Francisco Goya, Edouard Manet, Henri de Toulouse-Lautrec cũng rất để ý đến thể loại chân dung tự họa và đã khắc họa hình ảnh của chính họ theo cá nhân hoặc theo nhóm. Vincent van Gogh là một trong những người tự họa chân dung vĩ đại nhất của thế kỷ 19 và tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là Bức chân dung tự họa với chiếc tai bị băng bó được vẽ trong thời gian  suy sụp tinh thần và thể chất của ông. Egon Schiele đã tạo ra rất nhiều bức chân dung tự họa đáng tranh cãi và gây sốc theo phong cách biểu hiện dễ nhận biết của mình, Edvard Munch thường xuyên vẽ bản thân để thể hiện sự đối xử tệ bạc mà anh ấy phải chịu đựng trong cuộc đời, Frida Kahlo đã vẽ hơn 50 bức chân dung tự họa để nhắc lại về nỗi đau khổ của cô. Họa sĩ trường phái ấn tượng Lovis Corinth - vẽ chính mình mỗi năm một lần vào ngày sinh nhật của mình.


Việc vẽ tranh chân dung tự họa đương đại đã lan rộng trên tất cả các phương tiện và phong cách, từ chân dung Nghệ thuật Đại chúng của Warhol và những bức chân dung Biểu hiện của Francis Bacon đến những bức tranh chân dung của Chuck Close và nhiếp ảnh tự họa của Cindy Sherman khám phá bản sắc phụ nữ. Hãy cùng điểm qua những bức chân dung tự họa nổi tiếng nhất nhé.

Parmigianino - Chân Dung Tự họa Trong Gương Lồi, 1524


Họa sĩ người Ý thời kỳ cuối Phục hưng, Parmigianino, đã vẽ bức chân dung này bằng cách sử dụng gương cầu lồi. Anh ấy đã bị cuốn hút bởi sự biến dạng trong suốt sự nghiệp của mình. Mô tả sự phản chiếu méo mó của người nghệ sĩ trẻ ở giữa một căn phòng, phía trước của bức chân dung này bị chi phối bởi bàn tay của người nghệ sĩ phóng to và bị bóp méo bởi tấm gương. Nét mặt của nghệ sĩ thanh thoát lạ thường, ngọt ngào và nổi bật. Tác phẩm được vẽ trên một tấm gỗ lồi để mô phỏng đường cong của gương. Giorgio Vasari - nhà tiểu sử nghệ thuật nói rằng, việc vẽ chân dung tự họa như một buổi biểu diễn nghệ thuật để giới thiệu tài năng của nghệ sĩ với khách hàng tiềm năng.

Rembrandt van Rijn - Đứa con hoang đàng trong nhà thổ, 1637


Bức tranh năm 1637 của Rembrandt Đứa con hoang đàng trong nhà thổ - vẽ chân dung hai người chính là Rembrandt và vợ ông là Saskia. Người họa sĩ và vợ của mình được vẽ vào vai cậu con trai nhỏ và một cô gái điếm trong quán bar, miêu tả một cuộc sống ở vùng đất xa xôi. Rembrandt đã bị cuốn vào câu chuyện ngụ ngôn về đứa con hoang đàng trong suốt sự nghiệp vẽ tranh của mình và đã quay lại với nó nhiều lần. Được coi là một trong những dụ ngôn vĩ đại nhất trong tất cả các dụ ngôn của Chúa Giê-su, câu chuyện ngụ ngôn này đã truyền cảm hứng cho nhiều sáng tạo từ khắp các thời đại và trên toàn cầu về nền tảng đạo đức và tôn giáo của nó. Người ta tin rằng phần bên trái của bức tranh được chính nghệ sĩ cắt để đặt sự tập trung của người xem vào chủ thể chính.

Gustave Courbet - Le Desespere, 1845


Là một trong những bức chân dung tự họa nổi tiếng nhất mọi thời đại, bức tranh Le Désespéré cho thấy họa sĩ Gustave Courbet là một chàng trai trẻ tuyệt vọng. Cận cảnh của người họa sĩ cho thấy đôi mắt to thu hút người xem. Được vẽ với rất nhiều sự tương phản, nhân vật dường như nhảy ra khỏi khung vẽ. Vẫn chưa rõ liệu nỗi tuyệt vọng được miêu tả trong bức tranh là cảm xúc hiện tại của nghệ sĩ hay chỉ là một sự áp dụng kĩ thuật. Các bức chân dung thời đó thường theo chiều dọc truyền thống, nhưng Courbet đã chọn sử dụng cách vẽ phong cảnh cho bức tranh chân dung của mình. Người ta tin rằng ông đặc biệt quan tâm đến tác phẩm này kể từ khi ông đã mang nó đến sống lưu vong ở Thụy Sĩ với mình.

Egon Schiele - Chân dung tự họa với Physalis, 1912


Egon Schiele đã tạo ra một số bức chân dung tự họa nổi tiếng, và bức chân dung tự họa với Physalis từ năm 1912 là bức nổi tiếng nhất của ông. Nó miêu tả người họa sĩ 22 tuổi vừa tự tin vừa mong manh. Bố cục cân xứng và mọi dòng đều tìm thấy phần tiếp nối của nó hoặc phần đối của nó tương ứng với nó. Trong thời kỳ này, phong cách vẽ biểu cảm của ông trở nên bình tĩnh hơn và thực tế hơn.

M. C. Escher - Bàn tay với Quả cầu phản chiếu, 1935


Nghệ sĩ người Hà Lan M. C. Escher đã bị thu hút bởi những điểm nhìn bất thường và thứ mà ông đã mô tả là "hình ảnh tinh thần" thường dựa trên những lý thuyết. Bàn tay với Quả cầu phản chiếu, còn được gọi là Chân dung tự họa trong Gương cầu, mô tả một bàn tay đang cầm một quả cầu phản chiếu khiến chúng ta có thể nhìn thấy họa sĩ và môi trường xung quanh người họa sĩ đó. Những bức chân dung tự họa trên bề mặt phản chiếu cong này rất phổ biến trong tác phẩm của ông. Escher thực hiện điều bất thường và chỉ ra phương tiện mà tất cả các bức chân dung tự họa phải được tạo ra. Anh ta ít quan tâm đến hình ảnh của chính mình, thay vào đó, chọn tập trung đến cách mà không gian bị bóp méo bởi một bề mặt phản chiếu lồi.

Frida Kahlo - The Two Fridas, 1939


Bức chân dung tự họa The Two Fridas là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất và được công nhận của Kahlo. Mô tả hai phiên bản Frida Kahlo ngồi cùng nhau, bức tranh tượng trưng cho nỗi đau của cô trong cuộc ly hôn với Diego Rivera. Frida bên trái mặc một chiếc váy trắng kiểu châu  u, bộ trang phục mà cô đã mặc trước khi kết hôn với Rivera. Trong cuộc hôn nhân của họ, cô ấy bắt đầu khám phá các di sản truyền thống của Mexico. Vì vậy, người Frida còn lại được miêu tả trong trang phục truyền thống của Mexico. Bức tranh này cũng tượng trưng cho di sản văn hóa kép của cô. Trái tim rỉ máu nhấn mạnh nỗi đau về tình cảm và thể xác của cô. Máu là một biểu tượng lặp đi lặp lại và được nhắc đến trong các bức chân dung tự họa nổi tiếng khác của cô, và nó thường thể hiện thái độ xung quanh của cô đối với những áp đặt về quyền phụ nữ và khả năng sinh sản của họ.

David Hockney - Chân dung tự họa, 1954


Các bức chân dung tự họa của David Hockney thường ghi lại hành động tự họa, chẳng hạn như việc một họa sĩ nhìn vào gương và cố gắng ghi lại những gì anh ta nhìn thấy. Những bức chân dung của ông thể hiện lý tưởng của sự quan sát trung thực. Tác phẩm này từ năm 1954, là một trong những bức chân dung tự họa đầu tiên của ông được vẽ ở tuổi 17. Phông nền cho tác phẩm này là một trang của tờ The Times, như ông muốn đùa với một trong những tiêu đề. Ông lấy cảm hứng từ dòng tiêu đề ở trang 14 về vận may của ngành len. Tác phẩm này mô tả một nghệ sĩ khi còn là một thiếu niên được vẽ trên tiêu đề "Cải thiện thương mại dệt may". Tác phẩm mới được phát hiện cách đây một vài năm và đến cả bản thân người họa sĩ cũng ngạc nhiên rằng nó vẫn tồn tại.

Lucian Freud - Reflection With Two Children  (Chân dung tự họa), 1965


Tác phẩm này là bức chân dung tự họa của Lucian Freud với hai đứa con Rose và Ali Boyt. Nó được vẽ bằng cách nhìn xuống hình ảnh phản chiếu của anh ấy trong một chiếc gương đặt dưới chân anh ấy. Vì vậy, điềm báo và ánh sáng trần giống như vầng hào quang ngay phía trên vai trái của anh ta. Bức tranh khó đỡ này cho thấy người nghệ sĩ như một người cha khổng lồ, trong khi những đứa con của ông được miêu tả là rất nhỏ. Nó tượng trưng cho sự xa lánh và ý thức lo lắng của bản thân. Người họa sĩ đã sử dụng chiếc gương một cách rõ ràng và anh ta nhìn chằm chằm vào nó một cách lạnh lùng. Anh ta nói rằng anh ta đã sử dụng một chiếc bay để mô tả không gian xung quanh mình và bôi bẩn nó để tạo ra một khoảng trống kỳ lạ, xám xịt và khổng lồ.

Pablo Picasso - Tự họa đối mặt với Tử thần, 1972


Bức tranh Tự họa đối mặt với Tử thần là bức chân dung tự họa nổi tiếng cuối cùng của Pablo Picasso và nó được thực hiện trong chưa đầy một năm trước khi ông qua đời. Người nghệ sĩ ở đây bị thời gian vùi dập và đang đối mặt với cái chết của mình, và ánh mắt của ông ấy có vẻ khiếp sợ nhưng dũng cảm. Bạn của ông, Pierre Daix kể lại rằng Picasso "cầm bức vẽ bên cạnh khuôn mặt của mình để cho thấy rằng biểu hiện của sự sợ hãi là một điều phù hợp".

Cindy Sherman - Untitled Film Still #14, 1978


Nghệ sĩ Cindy Sherman nổi tiếng với những bức chân dung tự họa không bao giờ thể hiện con người thật của cô ấy, nhưng có vô số danh tính khác nhau mà cô ấy đã tạo ra. Cô ấy đóng nhiều vai khác nhau và khi chúng ta càng nhìn nhiều về cô ấy, cô ấy càng khó để nhận ra. Những màn cải trang của cô ấy bàn về vai trò nữ giới được xã hội xác định. Bức ảnh này là từ loạt ảnh thơ mộng ban đầu của cô, nơi cô tưởng tượng mình là Hitchcock hoặc nữ anh hùng phim đen trắng trong phong cảnh nước Mỹ. Trong bộ phim này, cô đã đóng nhiều vai khác nhau từ một nữ sinh chưa trưởng thành đến một kẻ quyến rũ hấp dẫn và từ một diva quyến rũ trở thành một bà nội trợ chu đáo. Các tác phẩm của cô ấy khuyến khích người xem phản ánh bản thân.

Nguồn: https://www.widewalls.ch/magazine/famous-self-portraits
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon