-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Ý nghĩa của từng hình tượng nhân vật gắn liền với món đồ chơi truyền thống - Phỗng đất
"Ai gặp Phỗng có lẽ đều thấy một cảm giác quen thuộc, bởi Phỗng là hình ảnh gắn liền với ký ức văn hóa dân gian Việt Nam. Từng món đồ chơi đất thó dân dã dành cho trẻ nhỏ, với những nét vẽ nguệch ngoạc và màu sắc vô tư, Phỗng nay được tái hiện trong một diện mạo mới: có tạo hình rõ ràng, có biểu cảm và có tính biểu tượng.
Phỗng không chỉ là sản phẩm của ký ức mà còn là nỗ lực lưu giữ tinh thần dân gian trong một hình thái hiện đại hơn. Phỗng này được chắt lọc tạo hình, vẫn sử dụng chất đất thó nguyên bản, phản ánh tính cách mộc mạc của văn hóa Việt" - trích lời giám tuyển Vân Vi
Phỗng đất đã tồn tại và gắn liền với ký ức của bao thế hệ người dân miền Bắc Việt Nam, bộ phỗng đất không chỉ là món đồ chơi dân dã mà còn là một phần của di sản văn hoá, góp phần nuôi dưỡng tình yêu quê hương và ý thức gìn giữ bản sắc trong mỗi đứa trẻ. Trong mâm cỗ Trung thu xưa, bên cạnh mâm ngũ quả, bánh nướng, bánh dẻo, không thể thiếu ông Tiến sĩ giấy, đèn ông sao và bộ phỗng đất – những biểu tượng của tri thức, ước mơ và truyền thống dân tộc được gửi gắm qua từng hình hài đất thó mộc mạc.
Mỗi hình hài tượng đất trong một bộ phỗng đều mang trong mình những giá trị ý nghĩa khác nhau thể hiện qua 5 nhân vật: phỗng cười, phỗng rùa, phỗng hoa, phỗng chim, phỗng chắp tay
Phỗng cười là biểu tượng của niềm vui và sự bảo hộ
Phỗng Rùa dáng chắc khỏe, là hiện thân của sự kiên định và trí tuệ
Phỗng Hoa trông như đứa trẻ, Bông hoa nằm trên tay, hồn nhiên và thơ ngây
Phỗng Chắp Tay là biểu tương của tĩnh tại và tâm linh trong văn hóa Á Đông
Tác giả: Hoàng Linh