VN | EN

Tin tức

Tschabalala Self là một hoạ sĩ cho chúng ta thấy việc vẽ tranh có ý nghĩa nhiều hơn ta vẫn tưởng (Phần 2)

Mối quan hệ của bản thân với khái niệm về ngôi nhà đã phát triển trong những năm gần đây trong cách hoạ sĩ Tschabalala Self tiếp cận nghệ thuật. Hiện sống ở ngoại ô New York, quá trình rời khỏi ngôi nhà thời thơ ấu đã thôi thúc hoạ sĩ Self tìm hiểu tầm quan trọng của không gian trong nhà, cả thực tế và tưởng tượng. Hoạ sĩ nói: “Tôi nghĩ rằng ngôi nhà là một địa điểm thực tế nhưng nó cũng chiếm một không gian cảm xúc và tâm lý trong tâm trí mọi người. Ngôi nhà tượng trưng cho một điều gì đó khác với thực tế và đó là loại môi trường mà tôi muốn khám phá trong tác phẩm nghệ thuật của mình.”

Khi xem xét các tác phẩm nghệ thuật của hoạ sĩ Self được trưng bày trong “Around the Way” và cả ngoài triển lãm đó, có thể thấy một điều rõ ràng rằng cơ thể vật chất thể hiện sự khám phá sâu hơn về “ngôi nhà”, nơi một ai đó thuộc về, hoặc cả một cộng đồng thuộc về, là nơi họ tự chăm sóc bản thân mình. Các nhân vật của hoạ sĩ Self ở nhà về mặt thể chất giống như cách họ tồn tại trên thế giới này.

"Around the Way" là sự tiếp nối về cả chủ đề và phương pháp thực hành mà hoạ sĩ Self đã tập trung trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình cho đến nay. Ảnh: Paula Virta/Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Espoo

Hoạ sĩ Self mô tả cách tiếp cận của mình để thể hiện và miêu tả phụ nữ da màu nói riêng là “bản năng”, nhưng họa sĩ cũng nói rằng mình có thể trình bày rõ hơn điều này thông qua nghiên cứu tầm quan trọng của hình tượng Rubenesque. “Đối với tôi, điều thú vị là phụ nữ có nét thẩm mỹ hình thể nói lên sự dồi dào và phong phú của họ. Họ không có nhu cầu gì cả”, hoạ sĩ Self nói. Khi đó, trong thực tế của riêng bản thân hoạ sĩ Self, cảm giác phong phú này thể hiện qua cách các nhân vật của Self mạnh dạn khẳng định không gian trong khung tranh, với sức mạnh bắt nguồn từ cá tính, sự nữ tính và thể chất.

“Sử dụng canvas làm vật liệu dệt,” hoạ sĩ Self giải thích, “là một cách để suy nghĩ về những con đường mới và sáng tạo để tiếp cận hội họa.” Ảnh: Paula Virta/Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Espoo

Cuộc trò chuyện với tiêu chuẩn hội họa truyền thống của phương Tây đang diễn ra trong bản thân hoạ sĩ Self đang có ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong công việc của hoạ sĩ. Vào tháng 3 năm 2024, Self đã được ủy ban nghệ thuật công cộng trao tặng danh hiệu danh giá London’s Fourth Plinth cho tác phẩm điêu khắc của hoạ sĩ có tên “Lady in Blue” (Quý bà mặc áo xanh). Tác phẩm điêu khắc này sẽ được đặt trên đỉnh một trong những cột ở Quảng trường Trafalgar, một địa danh và địa điểm du lịch trong thành phố cũng nổi tiếng vì sự cam kết sẽ hỗ trợ làm nổi bật nghệ thuật đương đại, bắt đầu từ năm 2026.

Tác phẩm là bức tượng đồng của một người phụ nữ da đen đang sải bước về phía trước, mặc một chiếc váy màu xanh sáng. Màu sắc đó được lấy cảm hứng từ lapis lazuli và ultramarine, một chất màu hiếm được sử dụng có ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật phương Tây. “Rất nhiều bức tranh cổ điển đã sử dụng lapis lazuli để biểu thị cảm giác danh dự và uy tín đối với một nhân vật được kính trọng. Tôi muốn sử dụng màu này… để mang lại ý nghĩa tương tự.”

Hoạ sĩ Tschabalala Self đứng cạnh mô hình thu nhỏ tác phẩm "Lady in Blue" của mình khi lắng nghe công bố danh sách rút gọn cho giải thưởng danh dự London’s Fourth Plinth tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London vào ngày 19 tháng 2 năm 2024. Ảnh: Neal/Getty

Nhưng hoạ sĩ Self cũng nói thêm rằng cam kết của cô với nghệ thuật còn đại diện cho nhiều thứ khác chứ không chỉ là bản sắc hay hình thể của tác phẩm điêu khắc. “Đó là về việc có một nhân vật có thể đồng thời nói về tương lai và quá khứ, và tôi thành thật cảm thấy nhân vật phụ nữ da mày là nhân vật phù hợp nhất để làm điều đó vì một số lý do văn hóa và lịch sử. ‘Lady in Blue’ có thể được coi là một người mẹ lịch sử nhưng cũng là đại diện cho tương lai chung của chúng ta”.

Triển lãm “Tschabalala Self: Around the Way” được mở cửa với sự cộng tác của Quỹ Saastamoinen tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại EMMA–Espoo từ ngày 8 tháng 5 năm 2024 - ngày 5 tháng 5 năm 2025 như một phần của chuỗi triển lãm “In Collection”.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Nguồn: https://edition.cnn.com/2024/06/02/style/tschabalala-self-artist-painting-black-bodies/index.html

Biên dịch: Huyền Trịnh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon