-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Tìm hiểu về trường phái Tân Biểu hiện
Trường phái Tân Biểu hiện là gì?
DER JÄGER (THỢ SĂN), GEORG BASELITZ, 1966.
Chủ nghĩa Tân Biểu hiện mô tả sự hồi sinh toàn cầu của trường phái Biểu hiện nổi lên trong giới họa sĩ những năm 1970 và 1980. Nhằm chống lại chủ nghĩa trí tuệ tách biệt và sự thuần khiết về mặt tư tưởng của Chủ nghĩa Tối giản và Chủ nghĩa Ý niệm. Những người theo chủ nghĩa Tân Biểu hiện quay trở lại với cách thể hiện hình tượng, tạo ra những tác phẩm đề cao tính cấu trúc, giàu cảm xúc, tổng hợp sự biểu đạt mang tính hội họa với sự chiếm lĩnh của Chủ nghĩa Hậu Hiện đại. Chắt lọc từ những ảnh hưởng đa dạng, bao gồm Chủ nghĩa Biểu hiện, Chủ nghĩa Siêu thực, Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng và Nghệ thuật Đại chúng đầu thế kỷ 20, tạo nên nhiều hiện thân khác nhau của trường phái này đang nổi lên trên khắp thế giới lúc bấy giờ: Neue Wilden (“New Fauves”) ở Đức, Transvanguardia (“Trans-Avantgarde” ) ở Ý, Figuration Libre (“Phong cách tự do”) ở Pháp và một loạt nghệ sĩ trẻ ở Hoa Kỳ bao gồm Jean-Michel Basquiat và Julian Schnabel. Thúc đẩy bởi các chiến dịch quảng bá tích cực, Chủ nghĩa Tân Biểu hiện đã thống trị thị trường nghệ thuật Châu Âu và Châu Mỹ suốt giữa những năm 1980, trở nên gắn liền với sự điêu tàn và dư thừa của thời kỳ đó.
Đặc điểm và phong cách của chủ nghĩa Tân Biểu hiện
Tác phẩm KHÔNG ĐỀ (POLLO FRITO), 1981–82, JEAN-MICHEL BASQUIAT. BÁN VỚI GIÁ 25,7 TRIỆU ĐÔ LA
Bởi vì thuật ngữ Chủ nghĩa Tân Biểu hiện không đề cập đến một phong trào chính thức, mà là sự trỗi dậy của mối quan tâm mang tính toàn cầu đối với sự thể hiện hình tượng và xu hướng hội họa, nên trong đó bao hàm sự đa dạng của nhiều phong cách. Nhìn chung, các tác phẩm theo chủ nghĩa Tân Biểu hiện có đặc trưng bởi tính chủ quan biểu cảm mãnh liệt, ứng dụng màu sơn mang tính kết cấu cao, màu sắc tương phản sống động và quay trở lại hình ảnh tường thuật theo quy mô rộng hơn. Dựa trên lịch sử, thần thoại và văn hóa dân gian, Chủ nghĩa Tân Biểu hiện bộc lộ những chủng loại của Chủ nghĩa Tượng trưng và Chủ nghĩa Nguyên thủy, với các hình tượng nguyên mẫu bị bóp méo thể hiện trên nhiều mức độ trừu tượng khác nhau. Là sự phản ánh của thế giới hậu hiện đại, sự căng thẳng, xa lánh và mơ hồ đi kèm với sự vui tươi được lặp lại nhiều lần. Mặc dù chủ yếu gắn liền với hội họa, những người theo Chủ nghĩa Tân Biểu hiện cũng kết hợp các vật thể như rơm, cát, gỗ và gốm sứ vào những bức vẽ của họ để tạo ra các tác phẩm bán điêu khắc.
Ảnh hưởng và di sản của chủ nghĩa Tân biểu hiện
Tác phẩm DEIN GOLDENES HAAR, MARGARETHE!!, 1981, ANSELM KIEFER.
BÁN VỚI GIÁ 1,59 TRIỆU ĐÔ LA
Mặc dù bị một số người chỉ trích là hoài cổ, phi lịch sử và - đáng chê bai nhất - gán với tính thương mại, nhưng phong cách này vẫn cực kỳ phổ biến và có ảnh hưởng lớn. Những người theo chủ nghĩa Tân Biểu hiện quay trở lại vẽ những đồ vật dễ nhận biết, thấm đẫm ý nghĩa cá nhân, lịch sử và nguyên mẫu, làm nổi bật tính chất vật chất của chất liệu vẽ và tôn vinh tiềm năng cảm xúc của chúng. Ngày nay, đây được công nhận là cầu nối quan trọng giữa Chủ nghĩa Hiện đại và Chủ nghĩa Hậu Hiện đại, báo trước một sự thay đổi từ cái mà nhà phê bình Michael Brenson gọi là “nghệ thuật chỉ có thể ám chỉ chính nó” sang “nghệ thuật có thể ám chỉ mọi thứ”.
Biên dịch: Vũ
Nguồn: Neo-Expressionism | History, Characteristics, Artists | Sotheby’s