VN | EN

Tin tức

Sức lan tỏa mạnh mẽ của các phòng tranh châu Á trên toàn cầu (P1)

Xu hướng các phòng trưng bày phương Tây mở rộng địa hạt hoạt động sang châu Á đã được ghi nhận rõ ràng trong vài năm trở lại đây. Chẳng hạn như, ba hội chợ lớn nhất thế giới đã được tổ chức tại Hồng Kông, đồng thời chi nhanh của Gagosian, Hauser & WirthDavid Zwirner cũng hiện diện ở đây. Vào năm 2021, theo Khảo sát về thu thập toàn cầu của UBSArt Basel vào năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu tác phẩm nghệ thuật ở Hồng Kông đạt tổng trị giá khoảng 8,6 tỷ USD, Trung Quốc đại lục chiếm 4,9 tỷ USD và Singapore chiếm 600 triệu USD.

Song song với làn sóng dịch chuyển này, các phòng tranh lớn của châu Á cũng vươn dài cánh tay sang phía Tây bán cầu. Một vài đại diện của Manila đã mở rộng sang New York, Phòng trưng bày Tokyo đã mở tại Thượng Hải hay các phòng tranh ở Thượng Hải đã lan sang Singapore.

“Mặc dù sức ảnh hưởng của các phòng tranh châu Á đã gia tăng, nhưng chưa thực sự đáng kể. Thật vậy! Toàn bộ châu Á chỉ có 8% số phòng trưng bày nghệ thuật trên thế giới,” Jeffrey Rosen của Misako & Rosen ở Tokyo cho biết. 

Phòng trưng bày Tokyo ở thủ đô Nhật Bản được thành lập Takashi Yamamoto vào năm 1950. Trong khi các nghệ sĩ Nhật Bản như Kazuo ShiragaJiro Takamatsu đã hiện diện ở đây, Yamamoto cũng hợp tác với các phòng trưng bày phương Tây để giới thiệu nghệ sĩtrưng bày các tác phẩm của họ, bao gồm Yves KleinJackson Pollock. Sau chuyến thăm Hàn Quốc vào những năm 1970, ông đã giới thiệu các nghệ sĩ như Park Seo-boLee Ufan. Sự kiến này cũng là cơ hội để buổi triển lãm đầu tiên của Dansaekhwa diễn ra tại Nhật Bản vào năm 1975. Yukihito Tabata, con trai của Yamamoto, đã giữ cho tinh thần đó tồn tại khi đến thăm triển lãm “Trung Quốc Avant-Garde” năm 1989 tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, Bắc Kinh và đã tổ chức triển lãm cho các nghệ sĩ như Xu Bing và Cai Guo-Qiang vào những năm 1990 tại chính phòng trưng bày của gia đình ông.

Tabata đã đồng hành cùng nghệ sĩ Trung Quốc Huang Rui khi ông đang tìm kiếm một xưởng vẽ rộng rãi ở Bắc Kinh. Cuối cùng, cả phòng trưng bàynghệ sĩ đều có không gian chung trong một khu phức hợp nhà máy quân sự đã ngừng hoạt động ở Dashanzi, Bắc Kinh. Beijing Tokyo Art Projects (BTAP) khai trương vào năm 2002 và hiện có gần 200 phòng trưng bày cũng như các tổ chức bao gồm Trung tâm Nghệ thuật Đương đại UCCA.

Vài năm trước khi BTAP ra mắt, Zheng Lin, người Hồ Nam, đang làm giáo viên mỹ thuật ở Bangkok. Sau khi khảo sát bối cảnh địa phương và không tìm thấy phòng trưng bày nghệ thuật nào, ông đã thành lập Tang Contemporary Art để lấp đầy khoảng trống đó vào năm 1997.

Giám đốc Điều hành Vivian Har cho biết: “Hoàn cảnh lúc đó thật hoàn hảo. Thị trường nghệ thuật Trung Quốc chưa phát triển và nghệ thuật Trung Quốc rất rẻ. Phòng trưng bày chủ yếu bán cho những vị khách nước ngoài khá giả.” Har cũng cho biết thêm “các phòng trưng bày dần chuyển đến Khu nghệ thuật 798, các phòng trưng bày quốc tế bắt đầu chuyển đến và Bắc Kinh trở thành trụ sở chính của chúng tôi.” Hiện nay, phòng tranh có ba gian ở đó, gian lớn nhất rộng khoảng 3.000 mét vuông. Từ đó, phòng trưng bày mở rộng phạm vi hoạt động sang Hồng Kông vào năm 2008. Một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khác diễn ra vào thời điểm này, vì vậy giá thuê rất hấp dẫn, đặc biệt là ở vị trí tầng hầm đầu tiên của nó. Kể từ đó, phòng trưng bày đã được nâng cấp thành không gian của Quận Trung tâm do kiến trúc sư- nhà sưu tập William Lim thiết kế.

Xem thêm phần 2 tại đây

Xem thêm phần 3 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Nguyễn Hiếu

https://www.artbasel.com/stories/art-market-report-2022-asian-galleries-going-global

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon