VN | EN

Tin tức

Những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng nổi tiếng nhất trong 100 năm qua (phần 1)

Bắt đầu từ khởi nguồn vào cuối thế kỷ 19 cho đến ngày nay, trường phái trừu tượng đã biến đổi không ngừng. Đây là một phong cách cực kỳ linh hoạt, dẫn đến sự phát triển rộng lớn của nó, và hiện phong cách này có thể được phân loại theo hàng trăm cách khác nhau nhưng vẫn được xếp vào trường phái trừu tượng. Điều này bao gồm các trường phái như Biểu hiện trừu tượngtrừu tượng trữ tình, Trường Màu, Hậu trừu tượng Họa pháp, và thậm chí Chủ nghĩa Tối giản… 

Sức mạnh của trừu tượng cũng đã ngấm vào nghệ thuật đương đại và vẫn giữ vị trí thống lĩnh thị trường trong các phòng trưng bày thương mại và nhà đấu giá ngày nay. Khởi nguồn từ sự nổi lên nhanh chóng của cái tên Abstraction-Création, nhóm được thành lập để chống lại ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa Siêu thực, đến những nghệ sĩ trừu tượng nổi tiếng vẫn còn hoạt động trong trường phái này ngày nay, rõ ràng là nó sẽ tồn tại trong nhiều năm tới.

Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp 15 tác phẩm nghệ thuật đã và đang tiếp tục tạo ra những tác động đáng kể đến thể loại nghệ thuật trừu tượng:

1.Wassily Kandinsky, Composition X (Bố cục X), 1939

Wassily Kandinsky không chỉ là một họa sĩ người Nga mà còn là một nhà lý luận nghệ thuật. Ảnh hưởng mà ông khơi dậy và để lại đối với thế giới nghệ thuật trừu tượng là rất lớn khi ông đồng sáng lập nhóm nghệ thuật Phalanx và Nhóm nghệ sĩ mới sau đó, tổ chức các cuộc triển lãm cho những họa sĩ đương thời. Ông đã sáng tác hơn 600 tác phẩm trong suốt sự nghiệp của mình, với bức tranh vẽ năm 1913 đạt giá kỷ lục 41,6 triệu đô la vào năm 2017.

Tác phẩm quan trọng nhất của ông được cho là Composition X. Với bức cuối cùng trong loạt tác phẩm Compositions (Bố cục), ông đã tìm cách đạt đến đỉnh cao của sự thuần khiết trong hình thức và cách diễn đạt thông qua tác phẩm này. Ở thời điểm này, ông đã hạn chế sử dụng màu đen, người ta từng phê bình rằng tác phẩm này vừa gợi lên vũ trụ vừa là bóng tối báo trước cái kết cuộc đời của ông.

2. Piet Mondrian, Composition II in Red, Blue, and Yellow (Bố cục 2 với màu Đỏ, Xanh, và Vàng), 1930

“Bố cục II với màu đỏ, xanh da trời, và vàng”đánh dấu bước ngoặt tinh tế cho quá trình thực hành của Piet Mondrian. Cố gắng đạt được sự trừu tượng hoàn toàn, Mondrian tin rằng sự tinh khiết phổ quát có thể được thể hiện thông qua ‘Neo-Plasticism’, còn được gọi là nghệ thuật tân tạo hình. Ông ấy tìm kiếm sự cân bằng thông qua các tác phẩm của mình và viết nhiều về sự hài hòa trong bố cục, ông ấy xem xét kỹ lưỡng vị trí của màu sắc, kích thước của hình dạng và chất lượng của bề mặt trong các tác phẩm của mình, tất cả với hy vọng đạt được sự ‘tĩnh lặng’ trong các tác phẩm.

Tại một thời điểm nào đó trong đời, bạn có thể đã bắt gặp tác phẩm này. Bức tranh này tự khẳng định mình là một trong những biểu tượng trong nửa sau của thế kỷ 20 và thấm nhuần qua các mô típ trong văn hóa đại chúng ngày nay. Về cơ bản, Mondrian đã đạt được sự cân bằng nhất định. Với những đường nét đậm tương phản với hình vuông lớn màu đỏ, hình chữ nhật nhỏ màu vàng nổi lên từ dưới cùng của tác phẩm, màu đỏ kết hợp với màu xanh, rõ ràng là có nhiều điều bắt mắt với những hình khối màu đơn giản này.

3. Joan Miro, Bức tranh (Ngôi sao xanh), 1927

Mặc dù nổi tiếng là một họa sĩ theo trường phái siêu thực, ‘Bức tranh (Ngôi sao xanh)’ là sự chuyển tiếp của Miro giữa nghệ thuật tượng hình và nghệ thuật trừu tượng. Năm 2012, ‘Peinture (Etoile Bleue)’ dẫn đầu Buổi đấu giá tối về Nghệ thuật Ấn tượng và Hiện đại của Sotheby’s ở London và thu về 23,5 triệu bảng Anh, lập kỷ lục cho họa sĩ và cũng gấp hơn ba lần mức giá mà nó đạt được cách đây 5 năm.

Bức tranh này được biết đến là một trong những bức tranh quan trọng nhất trong sự nghiệp của Miro. Đáng chú ý, màu xanh lam nóng trong tác phẩm có thể được thấy trong một số tác phẩm sau này của ông và thậm chí còn ảnh hưởng đến các họa sĩ như Mark Rothko và Yves Klein.

4. Ben Nicholson OM, 1934 (Chạm khắc) (1934, Sự nhẹ nhõm), 1934

Được truyền cảm hứng bởi những cách thức mà các bức tranh có thể đại diện cho không gian, Ben Nicholson đã không đi theo các tác phẩm tượng hình và trừu tượng lấy cảm hứng từ Trường phái Lập thể và Hậu Ấn tượng, mà tiến hành thử nghiệm và sáng tác các bức phù điêu trừu tượng của mình. Những bức phù điêu điêu khắc hình học trừu tượng này được làm bằng tay Nicholson sau đó đã sơn màu trắng lên.

Tầm quan trọng của '1934 (Relief)' đến từ những ảnh hưởng của nó, đó là Piet Mondrian và nhà điêu khắc Barbara Hepworth (người sau đó là người yêu của ông). Sự chuyển đổi nhanh chóng từ những bức tranh trừu tượng trước đây của ông sang những bức phù điêu có lẽ đã được phát triển từ cuộc gặp với Mondrian vào năm trước khi chúng được thực hiện, cùng với việc được truyền cảm hứng rất nhiều từ các nghệ sĩ trừu tượng khác như Joan Miro và Alexander Calder.

5. Jackson Pollock, Convergence (Sự hội tụ), 1952

Trong 44 năm ngắn ngủi của cuộc đời, Jackson Pollock đã vẽ 363 bức tranh. Ông được biết đến nhiều nhất với kỹ thuật nhỏ giọt của mình, và nhiều bức tranh động mà ông tạo ra đã ghi dấu ấn trong giới nghệ thuật.

Chưa hết, ‘Convergence’ tự vươn lên dẫn đầu danh sách. Nó thể hiện một bước phát triển quan trọng và đổi mới trong lịch sử hội họa do là đại diện cho quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt. Pollock, thông qua bức tranh này, bày tỏ suy nghĩ về mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản và chiến tranh lạnh với Nga. Nó đã được mô tả là “ Một cái gói hỗn độn mà đầy ý nghĩa đại diện cho người Mỹ.

Năm 1964, công ty trò chơi ghép hình đã phát hành ‘Convergence’ dưới dạng trò chơi xếp hình 340 mảnh ghép, quảng cáo nó là “câu đố khó nhất thế giới”. Hàng nghìn người Mỹ đã mua sản phẩm này, đánh dấu thêm tác động của Pollock đối với đất nước.

6. Helen Frankenthaler, Mountains and Sea (Núi và Biển), 1952

Ở điểm giao thoa giữa trường phái biểu hiện trừu tượng và hội họa trường màu là ‘Núi và biển’ của Helen Frankenthaler. Frankenthaler đã được ca ngợi vì kỹ thuật ‘ngâm vết’ của bà ấy và đây là tác phẩm đầu tiên được tạo ra bằng cách đó. Trong kỹ thuật này, Frankenthaler đã pha loãng sơn bằng nhựa thông hoặc dầu hỏa,  tạo thành chất lỏng để thực hiện các bức tranh . Vết này đã tạo nên cảm giác chuyển động trong các bức tranh của bà

Frankenthaler bắt gặp những bức tranh đen trắng của Jackson Pollock tại một phòng trưng bày ở New York và điều này có tác động đến thực hành nghệ thuậtccủa bà. Các tác phẩm trừu tượng của bà ấy, thay đổi và với cảm giác gần như mờ, tạo ra ảo ảnh cho người xem. Các tác phẩm nhẹ nhàng và hoa mỹ của bà tương phản với kỹ thuật impasto phổ biến lúc bấy giờ và do đó đã có ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ xung quanh.

7. Mark Rothko, White Center (Yellow, Pink and Lavender on Rose) (Trung tâm Màu Trắng (Vàng, Hồng và Tím Oải Hương trên Hồng đất)), 1950

Là một cái tên quen thuộc trong thế giới nghệ thuật trừu tượng, Mark Rothko đã tạo ra nhiều tác phẩm được biết đến rộng rãi. Sự nổi tiếng và tai tiếng chính của ông bắt nguồn từ 'White Center (Vàng, Hồng và Oải hương trên nền hồng đất) khi nó được bán vào tháng 5 năm 2007 bởi Sotheby's thay mặt cho David Rockefeller cho Hoàng gia Qatar với giá 72,84 triệu USD, lập kỷ lục về Tác phẩm nghệ thuật thời hậu chiến được bán với giá cao nhất.

Năm 1950 là khoảng thời gian Rothko bắt đầu chia các bức tranh sơn dầu của mình thành các dải màu nằm ngang, khiến chúng xuất hiện như thể chúng đang lơ lửng trước trường màu mà chúng được đặt lên trên. Trong thời kỳ này, ông đã đạt được thành công nhờ những biến thể tinh tế trong nhiều loại chuyển động và tâm trạng, ‘White Center (Yellow, Pink and Lavender on Rose)’ là minh chứng cho những tham vọng này.

 

Nguồn: 

https://theartling.com/en/artzine/famous-abstract-art/ 

Biên dịch: Khanh

Biên tập: Huyền

 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon