-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Những người phụ nữ Mỹ đã tạo nên thiên đường nghệ thuật ở Paris (Phần 1)
Trước Thế chiến thứ hai, một nhóm nghệ sĩ giàu có đã có mong muốn xây dựng một thế giới phần lớn không phụ thuộc vào nam giới và nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
“Sylvia Beach”, hoạ sĩ Paul-Émile Bécat, 1923. Sơn dầu trên vải. Ảnh: Thư viện Đại học Princeton
Những phụ nữ Mỹ làm nghệ thuật đã chuyển đến Paris trong bốn thập kỷ đầu của thế kỷ 20 để thay đổi cuộc sống của họ. Trong quá trình đó, những hoạ sĩ này đã thay đổi nhiều hơn thế. Câu chuyện của các hoạ sĩ được minh họa một cách lộng lẫy qua cuộc triển lãm mở rộng của Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia có tựa đề “Brilliant Exiles: American Women in Paris, 1900-1939” (Những người lưu vong rực rỡ: Phụ nữ Mỹ ở Paris, 1900-1939).
Câu chuyện về một người phụ nữ Mỹ nổi tiếng ở Paris trong những năm đó chính là điều mà giám tuyển Robyn Asleson muốn làm nổi bật trong triển lãm lần này. Trong bài tiểu luận về danh mục triển lãm, giám tuyển Asleson viết rằng “việc tập trung vào những thành tựu và trải nghiệm của phụ nữ mang đến cho người ta một bức tranh rất khác so với bức tranh được truyền tải bởi huyền thoại được tạo ra bởi một thế hệ đã mất lấy nam giới làm trung tâm”.
Đúng là một số chủ đề của cuộc triển lãm này được biết đến nhờ mối liên hệ với những người đàn ông nổi tiếng. Người bán sách “Sylvia Beach” đã xuất bản cuốn “Ulysses” của James Joyce khi không có ai khác làm cả, và tác giả Gertrude Stein được thể hiện trong triển lãm bằng một bức chân dung đáng chú ý do Pablo Picasso vẽ.
Tuy nhiên, Beach và Stein đã giúp xây dựng một thế giới phần lớn độc lập với nam giới. Là những người đồng tính nữ, cùng với một số người Mỹ xa xứ, họ có thể sống cuộc sống lấy phụ nữ làm trung tâm ở Paris, điều mà lẽ ra không xảy ra, nếu không nói là không thể, ở Hoa Kỳ. Sự tự do này được tạo điều kiện thuận lợi bởi một đặc quyền mà nhiều người trong số họ có chung: sự giàu có do được hưởng tài sản thừa kế.
Một nhóm nhỏ hơn nhưng không kém phần quan trọng đã tìm kiếm tự do ở Paris không chỉ từ những vai trò phụ nữ truyền thống mà còn khỏi sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Trong số này, người nổi tiếng nhất là Josephine Baker, người bắt đầu bằng việc khiêu vũ trong trang phục “bản địa” kỳ lạ tại Folies Bergère. Người ta thấy cô ấy ở đây trong một bức tranh in rực rỡ của Paul Colin, trong bức tranh đó cô ấy mặc một trong những bộ trang phục nổi tiếng nhất của mình, chỉ đơn giản là một chiếc váy làm bằng chuối nhân tạo. Sau Thế chiến thứ hai, khi Baker tham gia Kháng chiến Pháp, bà đảm nhận những vai trò ít khuôn mẫu hơn.
Josephine Baker, chụp ảnh bởi Stanislaus Julian Walery, 1926. Bản in bạc gelatin.
Triển lãm được chia thành tám phần, một số phần cũng bị trùng lặp lên nhau. Những người di cư da màu xuất hiện trong triển lãm ở cả phần “The Stars of Montmartre Nightlife” (Những ngôi sao của cuộc sống về đêm ở Montmartre) và phần “Harlem’s Renaissance in Paris” (Thời kỳ phục hưng của Harlem ở Paris). Nhà điêu khắc và người bảo trợ nghệ thuật Gertrude Vanderbilt Whitney, người sáng lập Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Whitney ở New York, xuất hiện trong cả “Modern Art and Modern Women” (Nghệ thuật hiện đại và Phụ nữ hiện đại) và cả “Dancer of the Future” (Vũ công của tương lai), xoay quanh vũ công hiện đại Isadora Duncan.
“Gertrude Vanderbilt Whitney in Bakst Costume with Fleurs du Mal” (“Gertrude Vanderbilt Whitney trong trang phục Bakst với Fleurs du Mal), Howard Gardiner Cushing, 1911-1912. Sơn dầu trên vải.
Ngoài chương dành cho Duncan, một số phần khác tập trung vào một người phụ nữ độc thân, chẳng hạn như Stein (và người tình Alice B. Toklas) hoặc nhà văn Natalie Clifford Barney (và một trong những người tình của cô, họa sĩ Romaine Brooks). Những tiệm làm đẹp nổi tiếng của Barney có thể mang phong cách Paris tinh túy, nhưng chúng được mô phỏng một phần dựa trên những tiệm salon do mẹ cô, Alice Pike Barney, mở tại nhà của gia đình gần Sheridan Circle ở Washington. (Tòa nhà hiện là Đại sứ quán Latvia.) Những bức chân dung được vẽ trong phần của Natalie và em gái cô, Laura, là của Alice.
”Self-portrait” (Chân dung tự họa), Loïs Mailou Jones, 1940. Casein trên tàu. Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian/Di sản của nghệ sĩ, Loïs Mailou Jones
Xem thêm phần 2 tại đây
Nguồn: https://www.washingtonpost.com/dc-md-va/2024/06/19/brilliant-exiles-american-women-paris/
Biên dịch: Huyền Trịnh