VN | EN

Tin tức

Những điều cơ bản về tranh trừu tượng 

Tranh trừu tượng là một trong những hình thức Biểu Hiện thuần túy nhất của hội họa. Trong đó người họa sĩ có thể tự do giao tiếp bằng hình họa mà không bị bó buộc bởi những hình thái trong thực tại. Cách tiếp cận của các bức họa trừu tượng được bao hàm trong rất nhiều phong trào nghệ thuật như trường phái Biểu Hiện Đức, trường phái Dã Thú, trường phái Lập Thể, và trường phái Biểu Hiện Trừu Tượng. Nếu bạn muốn biết thêm về lịch sử của các bức họa trừu tượng, cũng như những họa sĩ đại diện cho hình thức hội họa này, Vanvi Gallery xin mang đến một bài viết ngắn gọn dưới đây.

Lược sử về tranh trừu tượng

Từ cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, sự nổi lên của tranh trừu tượng đánh dấu cho sự thoái trào của hội họa Cổ điển và lý thuyết hội họa hàn lâm truyền thống tại châu Âu. Trước thời điểm này, các họa sĩ danh tiếng tuân thủ các phương thức của chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Theo đó, họ được đòi hỏi phải sử dụng cách phối cảnh, đổ bóng thực tế và nhiều kỹ thuật khác để có thể tạo ra các bức tranh có nội dung xoay quay chủ đề lịch sử chính thống.

Trước thềm thế kỷ 20, có nhiều họa sĩ đã đi ngược lại với những bài giảng hàn lâm và bắt đầu tạo ra các họa phẩm mà nội dung không nhất thiết phải phản ánh lại các hình khối thuộc thế giới thực. Hành động này được đánh giá là hướng tới nghệ thuật thuần túy. Chủ đề tranh được chuyển hóa từ chính người họa sĩ chứ không hoàn toàn mô tả các vật thể có thực xung quanh một cách đơn thuần.

Người họa sĩ trừu tượng đã thử nghiệm nhiều kỹ thuật mới như sử dụng những tông màu sống động nhưng cũng rất phóng túng, xây dựng lại các hình khối mới và bác bỏ phối cảnh ba chiều thực tế, trong khi nhấn mạnh vào thông điệp nội tại hơn là các tiêu chuẩn hình thức của bức họa.

Các dòng tranh trừu tượng và những họa sĩ trừu tượng nổi tiếng

1. Tranh trừu tượng phái sinh từ trường phái Biểu Hiện Đức

Thực nghiệm với màu sắc và gợi lên cảm xúc là những vấn đề mà những họa sĩ trừu tượng quan tâm bậc nhất. Đối với trường phái Biểu Hiện Đức thì đó là việc sử dụng gam màu hòa quyện và những sắc điệu phản ánh cảm xúc con người. Trong trường phái Biểu Hiện Đức, Wassily Kandinsky được coi là họa sĩ trừu tượng đầu tiên. Ông được biết đến với việc tạo ra những lý thuyết mới liên quan đến việc sử dụng màu và truyền tải xúc cảm vào trong bức tranh sống động của mình. Như nhiều đồng nghiệp khác, Kandinsky tin rằng âm nhạc có thể được bộc lộ trong nghệ thuật trừu tượng ở hình thái thuần khiết nhất. Ông vẽ những bức tranh của mình, coi đó chính là những bản nhạc, và nó có khả năng biểu hiện mà không cần phải diễn tả thế giới thực.

Tranh trừu tượng của Wassily Kandinsky

2.Tranh trừu tượng phái sinh từ Trường phái Dã Thú, Lập Thể Nhịp Điệu

Điểm nổi bật của nghệ thuật Trừu Tượng là sự thiếu vắng phối cảnh ba chiều, những điều sẽ thấy rõ trong trường phái Dã Thú và Lập Thể Nhịp Điệu. Trường phái Dã Thú diễn tả vật thể với những mảng màu đơn với bảng màu gắt gao, trong khi đó trường phái Lập Thể Nhịp Điệu lại là thiên hướng sử dụng các ô màu sáng thay cho những vật thể có hình thù cụ thể. Henri Matisse là một họa sĩ thuộc trường phái Dã Thú tiêu biểu. Bức “Sọc xanh” (1905) của ông là ví dụ tiêu biểu cho phong trào nghệ thuật này. Tranh vẽ chân dung của vợ họa sĩ với màu xanh lá và vàng đắp lên da thịt người phụ nữ, đằng sau đó là một khung nền đa sắc. Trong những cái tên thuộc trường phái Lập Thể Nhịp Điệu điển hình có Robert Delaunay với các tác phẩm như “Những ô cửa sổ nối nhau trong thành phố” (1912) và “The Chiếc đĩa đầu tiên” (1912-1913), với nhiều mảng và phân khúc màu đa dạng. Georgia O’Keeffe thì được biết tới với các bức họa diễn tả những đóa hoa với đường nét mềm mại và đầy sắc màu. 

Tranh trừu tượng của Henri Matisse

Tranh trừu tượng của Robert Delaunay

Tranh trừu tượng của Georgia O’Keeffe

3. Tranh trừu tượng phái sinh từ Trường phái Lập Thể

Khi những phong trào trước đó thuộc nghệ thuật Trừu Tượng thường không chú trọng vào “biểu hình”,  thì trường phái Lập Thể với các bối cảnh phẳng của vật thể đã mở đường cho các bức họa trừu tượng ở khía cạnh này. Họa sĩ Nga Kazimir Malevich đã tạo ra những bức họa Lập Thể bằng cách đặt những khối màu khác nhau lên trên bề mặt màu trắng trong các tác phẩm của mình. Còn Piet Mondrian tạo ra cảm giác vô hạn, bất tận bằng những mạng lưới phẳng trên tranh. 

Tranh trừu tượng của Kazimir Malevich

Tranh trừu tượng của Piet Mondrian

4. Tranh Trừu Tượng Biểu Hiện

Những họa sĩ thuộc trường phái Trừu Tượng Biểu Hiện tiếp cận với hội họa bằng cách thực nghiệm với cử chỉ, điệu bộ cơ thể. Từ việc dạo quanh khung hình và nhỏ màu như Jackson Pollock hay những đường quẹt mạnh mẽ của Willem de Kooning , các họa sĩ vẽ tranh như ghi chép lại những chuyển động bằng hình ảnh. Do đó, tranh của các họa sĩ này còn được gọi là các “bức tranh hành động”. Như những phong trào nghệ thuật trừu tượng khác, họa sĩ của Trừu Tượng Biểu Hiện chú trọng vào màu sắc và cách mà họa phẩm kết nối với thế giới nội cảm của mình hơn là hình khối và vật thể.

Tranh trừu tượng của Jackson Pollock

Tranh trừu tượng của Willem de Kooning

 

1 Bình luận:
binh-luan

estartiva

19/05/2022

Rotuei Vendita Viagra Napoli https://newfasttadalafil.com/ - cialis 20 mg Buy Amoxicillin Without Px Cialis IV calcium gluconate in severe cases oral calcium in mild to moderate cases Gvccnv https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Qssygj

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon