Tin tức

Nhà kinh doanh nghệ thuật kiếm thu nhập ra sao?

Các nhà kinh doanh nghệ thuật nổi tiếng vì mở bán các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền, ăn mặc và tiệc tùng như James Bond, với kiến ​​thức sâu rộng về thương mại và hiểu biết về lịch sử nghệ thuật. Họ dường như có tất cả. Điều kiện, quần áo đẹp, một nhóm bạn giàu có và tất nhiên là các tác phẩm nghệ thuật đẹp. Nhưng những người kinh doanh nghệ thuật thực sự kiếm được bao nhiêu tiền? Và họ kiếm tiền bằng cách nào khi bán các tác phẩm nghệ thuật?

Ban đầu không phải tất cả những người kinh doanh nghệ thuật đều bán được tác phẩm nghệ thuật triệu đô, và ngay cả những tác phẩm mang mức giá tương tự, họ cũng từng giống như bất kỳ doanh nhân trẻ nào khác. Công việc thực tập không lương, một vài người phải vật lộn rất nhiều và tất cả đều mắc sai lầm theo đúng nghĩa đen. Vì vậy, chúng tôi sẽ trình bày tất cả các yếu tố quan trọng để giải thích cách mà những người kinh doanh nghệ thuật kiếm tiền.

(Nguồn : https://marianacustodio.com/)

Có rất nhiều hình thức kinh doanh nghệ thuật

Không phải tất cả các nhà môi giới nghệ thuật đều hoạt động như nhau. Hãy thử tưởng tượng lĩnh vực nghệ thuật giống như lĩnh vực thời trang: trong khi Chanel và Christian Dior là thời trang cao cấp, Balenciaga và Vetements là thời trang nhanh, phong cách đường phố. Tương tự, trong lĩnh vực thời trang, thị trường nghệ thuật có thể được phân chia theo trường phái Cổ điển, Hiện đại và Nghệ thuật đương đại. Nếu xem qua kho tàng của nhà đấu giá Sotheby’s, chúng ta có thể thấy điều đó. Ngoài ra, nghệ thuật còn phân loại theo tính địa lý và các trường phái, phong trào, các thể hiện, hình thức,...

Sự phân chia này rất quan trọng để hiểu tại sao không phải tất cả các nhà kinh doanh nghệ thuật đều giống nhau. Những người kinh doanh nghệ thuật thường chuyên về một đến hai loại. Một số tập trung vào nghệ thuật hiện đạiđương đại trong khi những người khác chỉ tập trung vào nghệ thuật đương đại. Một số là chuyên gia về nghệ thuật Nga, trong khi những người khác về nghệ thuật châu Á. Mỗi người kinh doanh nghệ thuật có một gu riêng, nếu họ không có, thì tôi khuyên không nên bạn làm việc với họ. Hãy tưởng tượng một trong những nhà hàng yêu thích của bạn, thông thường những nhà hàng tốt nhất đều tập trung vào một loại ẩm thực. Có thể là đồ ăn Ấn Độ hay Bồ Đào Nha nhưng họ chuyên về lĩnh vực gì không quan trọng. Bạn đã bao giờ đến một nhà hàng phục vụ các món ăn bổ trợ cho nhau chưa? Chất lượng món ăn không phải là trọng tâm của họ. Vì vậy, coi trọng số lượng hơn chất lượng là điều không nên có trong lĩnh vực kinh doanh này.

Thị trường Sơ cấp và Thứ cấp

Sự phân chia này là một trong những điều cần phải biết trong thế giới nghệ thuật. Nó sẽ giúp bạn hiểu không chỉ về các loại hình kinh doanh nghệ thuật khác nhau mà còn mở rộng tư duy của bạn về thế giới nghệ thuật.

Thị trường Sơ cấp

(Nguồn : https://marianacustodio.com/)

Sự phân chia này là điều cần phải biết trong giới nghệ thuật. Nó sẽ giúp bạn hiểu được không những phân loại các ngành kinh doanh nghệ thuật những đồng thời mở rộng tư duy và kiến thức của bạn về thế giới nghệ thuật.

Thị trường nghệ thuật sơ cấp đề cập đến tác phẩm nghệ thuật mới ra mắt trên thị trường. Có thể tại một phòng trưng bày, triển lãm nghệ thuật hoặc được bán từ studio của nghệ sĩ cho người mua, kể cả là một nhà sưu tập, một doanh nghiệp, một tổ chức hay một người bán nghệ thuật. Đây cũng là thời điểm giá tác phẩm nghệ thuật được công nhận. Thị trường sơ cấp thường có các nghệ sĩ mới nổi hoặc đã thành danh. Giá trị ở đây dao động từ hàng trăm đến vài nghìn đô -la.

Một số nhà kinh doanh nghệ thuật làm việc ở thị trường thứ cấp. Ở thị trường này thường phức tạp hơn. Đa phần các nhà sưu tập nghệ thuật không thấy “an toàn” khi mua các tác phẩm từ nghệ sĩ mới nổi. Đây luôn là một vấn đề của các nhà sưu tập. Điều này khá là rủi ro khi mua từ những nghệ sĩ mới, và nó sẽ làm công việc thuyết phục của người kinh doanh nghệ thuật khó hơn. Không ai thích phí tiền cả và khi chúng ta bàn luận về giá cả nghệ thuật hiển nhiên không dành cho mọi người, khiến họ phải suy nghĩ lại trước khi mua một tác phẩm.

Những người kinh doanh tranh nghệ thuật chỉ hoạt động ở thị trường sơ cấp phải có một kế hoạch kinh doanh và tiếp thị thực sự tốt để có thể tồn tại trên thị trường. Hơn nữa, có một số nhà kinh doanh nghệ thuật làm việc ở cả hai mặt thị trường. Không có gì lạ khi thấy các nhà kinh doanh nghệ thuật đầu tư sâu vào tài năng mới nhưng lại sử dụng thu nhập từ việc bán tác phẩm trên thị trường thứ cấp của họ.

Thị trường Thứ cấp

(Nguồn : https://marianacustodio.com/)

Một khi tác phẩm nghệ thuật được mua trên thị trường sơ cấp và người mua quyết định bán nó, tác phẩm sẽ được đưa vào thị trường thứ cấp. Ví dụ, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật tại một nhà đấu giá là một phần của thị trường thứ cấp. Một số người so sánh thị trường thứ cấp với “thị trường đồ cũ”. Tôi không phải là người thích so sánh như vậy, đó là một lí do dễ hiểu.

Các nhà kinh doanh nghệ thuật chỉ làm việc trên thị trường thứ cấp thường làm việc với các nhà sưu tập nghệ thuật giàu có và biết họ muốn gì. Họ cũng có thể làm cố vấn cho các quỹ nghệ thuật bận rộn với việc kiếm lợi nhuận từ thị trường nghệ thuật hơn là tìm kiếm gì đó để treo trên tường của họ. Thông thường những vị doanh nhân nghệ thuật đó đã có mặt trên thị trường trong một thời gian dài và có quan hệ tốt với những nhà sưu tập đã tham gia thị trường.

Cách các nhà kinh doanh nghệ thuật kiếm tiền

(Nguồn : https://marianacustodio.com/)

Người kinh doanh nghệ thuật kiếm tiền từ việc bán các tác phẩm nghệ thuật. Thông thường những người buôn bán tác phẩm nghệ thuật nhận được một khoản hoa hồng từ việc bán tác phẩm hộ. Tiền hoa hồng có thể dao động từ 30-60% trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp khá khác biệt, thường hoa hồng ở đây bắt đầu từ 5% cho các tác phẩm nghệ thuật trên một triệu và có thể tăng lên 20% cho các tác phẩm nghệ thuật dưới 100.000 USD.

Một số nhà kinh doanh nghệ thuật làm việc với tư cách là cố vấn nghệ thuật và bằng cách đó, họ có thể tách khỏi việc làm theo đơn (thu nhập thường thấp hơn), được tiền lương theo khách hàng. Họ làm theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trong khi một số người cần lời khuyên nhỏ về vận chuyển và bán lại, những người khác muốn xây dựng toàn bộ bộ sưu tập nghệ thuật từ đầu.

Những người kinh doanh nghệ thuật có thu nhập bao nhiêu

Thật khó để nói thu nhập trung bình của một người kinh doanh nghệ thuật là bao nhiêu. Mặt khác, một bên trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ mới nổi hay “vô danh”, có thể giao dịch với giá từ vài trăm đến vài nghìn đô/ một tác phẩm nghệ thuật. Khi giao dịch với những mức giá cao, không có gì lạ nếu bạn mất hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng mà không bán được tác phẩm trước khi giao dịch thành công.

Điều gì làm cho người kinh doanh nghệ thuật thành công

Điều làm nên thành công của bất kỳ nhà kinh doanh nghệ thuật nào là sự kết hợp giữa một doanh nhân với kiến ​​thức sâu rộng về thị trường nghệ thuật. Đúng là cần phải có khách hàng, nhưng quan trọng hơn đó là năng lực giữ cho họ liên tục hài lòng. Để đạt được điều đó, người kinh doanh nghệ thuật tranh thấu hiểu từng đối tượng khách hàng. Họ thích gì, không thích gì, tính cách của họ ra sao, mục tiêu của họ như nào, tâm trạng của họ… nghĩa là làm tất cả mọi thứ để hiểu họ thực sự muốn gì.

(Nguồn : https://marianacustodio.com/)

Khả năng cập nhật

Bất kỳ nhà kinh doanh nghệ thuật thành công nào cũng phải cập nhật nhiều về thị trường nghệ thuật để bàn giao với khách hàng của họ. Những lô hàng cuối cùng được bán đấu giá, giá trị của các hoạ sĩ trên thị trường tăng/ giảm, các xu hướng, các phòng trưng bày mới, tất cả mọi thứ đều phải cập nhật. Các nhà tư vấnkinh doanh nghệ thuật thường chuyên về một trong hai hình thức nghệ thuật. Tập trung là bí quyết ở đây, và những người kinh doanh nghệ thuật biết điều đó. Sự tập trung và kiến ​​thức sâu sắc về một lĩnh vực của thị trường sẽ giúp họ có thể trở thành người giỏi nhất của lĩnh vực đó.

Tính độc đáo

Nếu các nghệ sĩ phải gây bất ngờ cho thị trường với những ý tưởng mới, thì không ít sự mong đợi từ các nhà kinh doanh nghệ thuật. Những người kinh doanh nghệ thuật được kỳ vọng rằng họ có gu thẩm mỹ độc đáo và có nhiệm vụ tìm ra những hoạ sĩ mới và đưa họ vào thị trường. Chúng phải độc đáo và không sao chép ý tưởng từ những người đã kinh doanh thành công khác. Tính nguyên bản thực sự quan trọng trong tất cả các phân bậc của thị trường này. Một bản sao luôn là một bản sao, không quan trọng nó là bản sao của một bức tranh hay bản sao ý tưởng từ một nhà kinh doanh nghệ thuật khác. Sao chép là việc bị lên án nặng nề trong lĩnh vực này. Hãy nhớ rằng bất kỳ nhà kinh doanh nghệ thuật thành công nào cũng phải độc đáo và dám đứng tách khỏi số đông.

Những gì tốt cho công việc

Đúng là người kinh doanh nghệ thuật phải thực sự yêu nghệ thuật và hiểu biết nhiều về nó. Do đó nếu một người kinh doanh nghệ thuật không có tầm nhìn xa hoặc không có tài kinh doanh thì khả năng thành công khá thấp. Bất kỳ nhà kinh doanh nghệ thuật nào cũng cần biết cách bán sản phẩm của họ. Yêu thích nghệ thuật và biết nhiều về nó là tốt nên vì vậy, điều quan trọng nhất ở đây là bán tác phẩm nghệ thuật.

Hiểu rõ về giá cả

Là một nhà kinh doanh nghệ thuật có tiếng về bán và đặt các tác phẩm nghệ thuật vào các bộ sưu tập là điều quan trọng. Điều quan trọng không kém là hiểu giá cả của chúng. Họ tính thuế như thế nào? Chúng có bao gồm chi phí trưng bày cuối cùng của tác phẩm không?

Tôi biết rất nhiều người kinh doanh nghệ thuật cảm thấy ngạc nhiên khi họ phải trả nhiều thuế hơn dự kiến. Công việc liên quan đến nghệ thuật có tốn kém. Tiền thuê trưng bày, nhân viên, nước, điện, chi phí triển lãm,... Một số nhà kinh doanh nghệ thuật tính toán và định giá các tác phẩm nghệ thuật của họ để bù đắp tất cả chi phí của họ, những người khác thì không. Một nhà kinh doanh nghệ thuật thành công phải nắm tất cả các khoản chi và biết trước số tiền phải chi mỗi tháng để duy trì hoạt động kinh doanh.

Mối quan hệ và liên lạc

Không thể nhấn mạnh cho đủ điều này, các đại lý nghệ thuật phải giao du RẤT NHIỀU để có những mối quan hệ tốt. Với mối quan hệ tốt, tôi muốn nói đến những người thực sự muốn mua và đầu tư vào nghệ thuật. Thành thật mà nói, không ai "cần" nghệ thuật. Chẳng hạn như nghệ thuật không nuôi sống ai hay bảo vệ con người được. Nghệ thuật có thể là “ẩm thực tâm hồn” nhưng âm nhạc hay sân khấu đều có thể. Có một số lượng nhỏ trên thế giới này quan tâm đến nghệ thuật thị giác. Để gặp được ai là ai trong lĩnh vực này, các nhà kinh doanh nghệ thuật phải giao tiếp trao đổi trong các buổi khai trương phòng trưng bày nghệ thuật, lễ hội, sự kiện từ thiện,... Hơn nữa, đừng quên rằng nếu việc tạo quan hệ chiếm tới 50% công việc kinh doanh, thì 50% còn lại là khả năng nhà kinh doanh nghệ thuật giữ được chân khách hàng hết lần này đến lần khác.

Phần kết luận

  • Thị trường thứ cấp nói đến một tác phẩm nghệ thuật đã được mua trước khi đưa ra thị trường một lần nữa.

  • Thông thường những người kinh doanh tác phẩm nghệ thuật nhận được một khoản hoa hồng của việc bán tác phẩm. Hoa hồng có thể dao động từ 30-60% trên thị trường sơ cấp và từ 5-20% đối với thị trường thứ cấp.

 

Nguồn: https://marianacustodio.com/how-much-money-do-art-dealers-actually-earn/

Hưng

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon