-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Nhà điêu khắc Triển Vương: Ba câu chuyện về tượng đá
Mạng Internet mang đến cho chúng ta quá nhiều điều thú vị, trong đó có cả trải nghiệm chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến. Đơn cử như những bức tượng điêu khắc đá của nhà điêu khắc Triển Vương. Một chương trình triển lãm nghệ thuật online đã mang đến hình ảnh từ tác phẩm nghệ thuật “Đá nhân tạo” đầu tiên vào năm 1995 và cả những bức tượng đá từ nhà điêu khắc người Trung Quốc hiện đang nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật của nhiều bảo tàng, trung tâm nghệ thuật và nhà sưu tập nghệ thuật cá nhân trên khắp thế giới. Trong đó nổi bật nhất là ba tác phẩm điêu khắc đá với các câu chuyện độc đáo dưới đây.
1. Kế hoạch mới để lấp đầy bầu trời (New Plan to Fill the Sky)
Ý tưởng về “Kế hoạch lấp đầy bầu trời mới” của nhà điêu khắc xuất hiện vào năm 1999. Vào tháng 5 năm 1999, Triển Vương đến thăm Cung thiên văn Bắc Kinh lần đầu tiên với hy vọng tái tạo các tác phẩm điêu khắc mô tả thiên thạch đã bị từ chối lúc đó. Sau đó, ông bắt tay vào thực hiện dự án và nó được gọi là “Kế hoạch thiên thạch” và đến Cung thiên văn Bắc Kinh lần thứ hai vào năm tiếp theo. Mặc dù họ vẫn không thể hiểu được dự án của ông là gì, nhưng họ đã cảm động trước sự kiên trì của nhà điêu khắc.
Phác thảo cho kế hoạch mới để lấp đầy bầu trời của nhà điêu khắc Triển Vương
Vào năm 2003, với bản sao điêu khắc thiên thạch bằng thép không gỉ, Triển Vương đã tham gia “Long March: A Walking Visual Display” tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương. Với sự hỗ trợ của hai người phụ trách, ông đã giao tiếp và tương tác với một sĩ quan quân đội tại căn cứ và đạt được thỏa thuận sau: Trung tâm phóng vệ tinh sẽ sưu tập điêu khắc thiên thạch bằng thép không gỉ này và sẽ trưng bày nó trong thời gian dài tại “Đại sảnh bay vút vào không gian của Triển Vương”.
Một bản sao của thiên thạch triều đại nhà Minh được trưng bày tại Cung thiên văn Bắc Kinh
Và cho dù tàu Thần Châu 5 được phóng thành công, nhà điêu khắc cũng thể có được mảng thiên thạch thật sự bởi công nghệ lúc đó của Trung Quốc không cho phép họ ra ngoài không gian để lấy thiên thạch. Thế nhưng, bản điêu khắc thép không gỉ của thiên thạch vẫn được trưng bày trong tại một triển lãm nghệ thuật đương đại Trung Quốc được tổ chức tại Lyon, Pháp vào năm 2004.
2. Núi Bất Tử nổi
Tác phẩm này được nhà điêu khắc Triển Vương sáng tạo riêng cho triển lãm “Beaufort Triennial by the Sea” ở Bỉ, được giám tuyển bởi Willy van den Bussche, giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại PMMK. Mặc dù tác phẩm nghệ thuật này có tựa đề là núi bất tử nổi, nhưng nó khác với các tác phẩm nghệ thuật trước đó ở chỗ tảng đá được sao chép không phải là một tảng đá lớn, tự nhiên mà là một tảng đá nhỏ có hình dạng một ngọn núi. Tác phẩm điêu khắc cao 4,8 mét, rộng 8,6 mét, và được đánh bóng.
Hình ảnh tượng đá “Núi bất tử” được triển lãm ngoài biển cách bờ khoảng 100m
Địa điểm bức tượng điêu khắc đá này được trưng bày là bờ biển của Bỉ gần Hà Lan. Bên dưới bức tượng là hai trục kim loại lớn chìm xuống đáy đại dương. Khi thủy triều lên, nó sẽ lắc lư theo những gợn sóng của biển và khi thủy triều rút xuống mức thấp nhất, nó sẽ nằm trên bờ cát, hoàn toàn lộ ra. Đây giống như một hòn đảo đơn độc, tưởng tượng, một “ngọn núi bất tử”. Bức tượng này ngụ ý cho sức mạnh của người Trung Quốc, dù ở bất kỳ nơi đâu, tài năng, ý chí, tinh thần của họ vẫn có thể đứng sừng sững như một ngọn núi.
3. Đá cây
Shishu có nghĩa đen là “tảng đá giống như cây”, là một tảng đá đã phát triển thành hình dạng của một cái cây. Tượng đá này có hình dạng và hào quang của một cái cây do nhà điêu khắc tạo nên. Điều thú vị đối với loại đá này chính là ở chỗ chúng không phải là cái này cũng không phải là cái khác. Chúng có độ bóng như kim loại nhưng không phải là kim loại. Và hình dáng mang tính tượng trưng cho sự sinh sôi của cái cây nhưng đồng thời cũng mang tính trừu tượng.
Đá nhân tạo số 54 (2003)
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: Zhan Wang:Three Stories of the Stone | longmarchspace.com