Tin tức

Người phụ nữ trong Chân dung Arnolfini của Jan van Eyck

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận các giả thuyết khác nhau về "Chân dung Arnolfini" của Jan van Eyck. Ban đầu mọi người chỉ tìm kiếm những cách giải thích theo nghĩa đen của tính biểu tượng trong bức tranh, nhưng bức tranh có thể đang nói về vai trò của phụ nữ trong thế kỷ XV. Những kỳ vọng của xã hội đối với phụ nữ về hôn nhân, vai trò giới và tình dục dường như đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của van Eyck. Bức tranh cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống của các đối tượng và xã hội của họ.

Arnolfini Portrait” đã làm say lòng rất nhiều người, trong đó có các nhà phê bình suốt nhiều thế kỷ, với những  cách giải thích khác nhau. Nhiều học giả cho rằng tính biểu tượng thông qua các chi tiết trong bức tranh, ý nghĩa thực sự của bức chân dung kép vẫn khó nắm bắt. Tuy nhiên, bức tranh cung cấp cái nhìn cuộc sống của một cặp vợ chồng ở thế kỷ XV và ảnh hưởng xã hội đương đại đối với mối quan hệ đó. Đặc biệt, hình ảnh trong "Chân dung Arnolfini" tập trung vào những kỳ vọng xã hội và vai trò của phụ nữ trong thời kỳ Phục Hưng phương Bắc, bao gồm cả những kỳ vọng liên quan đến hôn nhân, mang thai và cuộc sống gia đình.

Ở trung tâm, một người đàn ông và một người phụ nữ đang nắm tay nhau. Hành động này được gọi là hợp đồng đám cưới trực quan, ngụ ý rằng bằng cách chung tay, cặp đôi sẽ cùng chung sống. Tuy nhiên, có một số điểm mâu thuẫn với cách giải thích này khi nó được đặt trong bối cảnh của xã hội thế kỷ XV. Chân dung đám cưới đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ trước. Bắt đầu từ thế kỷ XIV, những hình ảnh về hôn lễ của Đức Trinh Nữ đã nổi bật hơn rất nhiều.

Giotto di Bondone, Marriage of the Virgin, 1305

Ví dụ “Giotto’s Marriage of the Virgin in the Arena Chapel” (Đám cưới Đức Mẹ đồng trinh ở Arena Chapel của họa sĩ Giotto) mô tả Joseph đặt một chiếc nhẫn trên ngón tay của Mary. Sau bức tranh đó, cảnh này trở nên cực kỳ phổ biến ở Bắc Âu. Tuy nhiên, trong tất cả các mô tả sau đó về cảnh Mary và Joseph chắp tay phải. Những cảnh này được đưa vào các bức bích họa, tranh khắc và sách cầu nguyện, thường đi kèm với cảnh Truyền tin. 

Giống như chân dung của van Eyck và những cảnh Cơ đốc giáo trước đó có nhiều điểm chung và mâu thuẫn cần lưu ý. Điều quan trọng nhất trong số này liên quan đến bàn tay của nhân vật. Trong khi các nhân vật của van Eyck nắm tay theo kiểu tương tự như trong hôn lễ của trinh nữ, họ không nắm tay phải như trường hợp của các cảnh kết hôn khác. Cử chỉ này khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý nghĩa thực sự của hôn ước. Một số tác giả cho rằng hôn nhân thuận tay trái là biểu tượng của phong tục Morganic, theo đó một người phụ nữ kết hôn với một người đàn ông có địa vị cao hơn. Cuộc hôn nhân này đã ngăn cấm cô ấy hoặc các con thừa kế tài sản của chồng khi anh ấy qua đời. Phong tục này yêu cầu một nhân chứng, điều này có thể giải thích phong cách chữ ký của Jan van Eyck. Binstock nhận xét rằng phong cách viết này tương tự như cách công chứng viên ký một văn bản pháp lý. Người ta cũng khẳng định rằng van Eyck và nhân vật khác xuất hiện trong gương cầu lõm, đóng vai trò là nhân chứng. Trong khi cuộc hôn nhân trong nhà thờ không cần có người làm chứng hoặc công chứng, thì một cuộc hôn nhân thế tục được thực hiện vì lý do pháp lý sẽ càng nhấn mạnh địa vị xã hội thấp hơn của cô dâu hoặc tiếng nói của cô ấy sẽ không có nhiều giá trị.

Giả thuyết này đưa ra lời giải thích rõ ràng đương thời cho cuộc hôn nhân thuận tay trái, nhưng bức chân dung này vẫn còn chứa rất nhiều bí mật mang tính biểu tượng khác, van Eyck có một ý nghĩa sâu xa hơn đằng sau bàn tay trái. Một cuộc hôn nhân thuận tay phải cho thấy sự đồng thuận giữa hai nhân vật. Tuy nhiên, khi người phụ nữ đặt tay phải của mình vào tay trái của anh ta, cô ấy sẽ nhường quyền kiểm soát cho người nam.

Mặc dù người ta đã chỉ ra nội hàm của một cuộc hôn nhân thuận tay trái có thể chuyển bối cảnh từ một nghi lễ thiêng liêng sang thế tục, nhưng có những manh mối khác cũng làm thay đổi ý nghĩa của tác phẩm. Tương tự, sự xuất hiện của Giovanni trong cảnh này càng ngăn cách anh với không gian trong nhà, tượng trưng rằng anh ta đã đến từ thế giới bên ngoài. Chiếc áo khoác lông thú gợi ý tưởng thường xuyên đi xa, cùng với vị trí của anh gần cửa ra vào. Trong khi đó, các chi tiết của nội thất chỉ rõ rằng cô dâu sống trong không gian này. Cây chổi treo trên cột giường là biểu tượng của sự thuần hóa. Cô không giống như người chồng, không thể rời khỏi không gian, thiết lập lại ý tưởng phục tùng. Ý tưởng này được thể hiện tương tự trong bức chân dung đôi của Piero della Francesca về “Battista Sforza và Federico de Montefeltro”. Trong bức chân dung của Battista, cô ấy bị chặn lại, thể hiện vị trí của cô. Với tư cách là một người phụ nữ, cô không thể đi ra ngoài ngôi nhà. Tuy nhiên, trong bức chân dung của Federico, có một con sông chảy qua hậu cảnh biểu thị sự đi xa của nhân vật nam. Trong bức chân dung của van Eyck, nơi ở của người phụ nữ là nhà, nơi cô ấy phải phục tùng chồng mình.

Pierro della Francesca, Battista Sforza and Federico de Montefeltro, 1472

Hôn nhân thuận tay trái có thể ám chỉ đến quan hệ tình dục và sự viên mãn của hôn nhân. Các phong tục của thế kỷ XV về hôn nhân, đặc biệt là những phong tục liên quan đến của hồi môn, tập trung không kém vào nghi lễ và các hành vi sau đó. Của hồi môn đóng vai trò quan trọng đến mức các thỏa thuận thường được thực hiện bởi cha mẹ khi con cái còn nhỏ. Những thỏa thuận này bao gồm việc thanh toán một số tiền lớn khi những lời thề đã được trao đổi. Sau đó người phụ nữ được chồng dắt tay, tay trái của anh ta và cánh tay đặt trên bụng để thông báo về sự viên mãn của cuộc hôn nhân.

Có ý kiến ​​cho rằng cô dâu có vẻ đang mang thai, nhưng chiếc váy phồng quanh bụng chỉ là kết quả của thời trang đương đại. Tuy nhiên, chiếc giường trong góc và việc bao gồm Thánh Margaret và con quái vật dường như mâu thuẫn với giả định này. Thánh Margaret là vị thánh bảo trợ của việc mang thai và tượng trưng cho việc mang thai được mong đợi. Giovanna Cenami là vợ thứ hai của Giovanni Arnolfini. Cuộc hôn nhân này có thể chỉ để tìm một người thừa kế. Vì vậy, khả năng sinh sản và mang thai, đóng một vai trò quan trọng trong bức tranh và trong cuộc sống của hai vợ chồng. Harbison xác định những quả anh đào và cam ở phía bên trái của hình ảnh là biểu tượng của khả năng sinh sản. Cũng cần lưu ý rằng ngọn nến đơn trong đèn chùm, một chi tiết thường không diễn giải được, có thể ám chỉ đến việc các cặp đôi mới cưới mang một ngọn nến vào phòng ngủ của họ như một dấu hiệu của sự kết hợp. Kỳ vọng này có thể chỉ ra lý do tại sao hình ảnh về khả năng sinh sản lại rất nổi bật trong tác phẩm này.

Mỗi cách giải thích lại cung cấp những cách nhìn sâu sắc về tác phẩm và cuộc sống của một phụ nữ mới kết hôn ở thế kỷ XV. Các tác phẩm nghệ thuật khác nhau, bao gồm cả "Chân dung Arnolfini" giúp thiết lập vai trò giới tính của thời đó. Những hình ảnh này đã định hình quan điểm của xã hội về hôn nhân và kỳ vọng của một người phụ nữ, nhưng chúng đồng thời giải thích những quan điểm hiện đại về hôn nhân. Hình ảnh người phụ nữ trong "Chân dung Arnolfini" chứng tỏ người phụ nữ bị coi là cấp dưới đối với nam giới trong hôn nhân như thế nào. Điều này rất có thể trở thành hiện thực đối với nhiều phụ nữ trong thời kỳ Phục hưng phương Bắc. Giovanna Cenami chỉ đơn giản là một ví dụ điển hình về cuộc sống người phụ nữ dựa trên những kỳ vọng của xã hội thời bấy giờ, mà van Eyck đã bất tử qua bức chân dung của ông.

 

Nguồn: https://www.lagrange.edu/academics/undergraduate/undergraduateresearch/citations/_images/08CroweC%202019Citations%20The%20Womans%20Role%20in%20Jan%20van%20Eycks%20Arnolfini%20Portrait.pdf 

Biên dịch: Trang Hà

Biên tập: Minh Liên

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon