VN | EN

Tin tức

Nghệ thuật Trung Quốc và con đường đương đại (Phần 1)

Hầu hết các bàn luận về nghệ thuật đương đại Trung Quốc đều bắt đầu từ cuối Cách mạng Văn hóa. Khoảng năm 1979, các nghệ sĩ Trung Quốc bắt đầu tiếp xúc với tư tưởng nghệ thuật phương Tây, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng các phong cách nghệ thuật. Tuy nhiên, các nhà sử học nghệ thuật đã đưa ra nhiều ý kiến ​​khác nhau về sự phát triển của nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Sự đa dạng của các lý thuyết về sự khởi đầu của Nghệ thuật Đương đại Trung Quốc cũng như những điểm bất đồng trong các lý thuyết này bắt nguồn sâu xa từ cách hiểu khác nhau của các nhà sử học nghệ thuật về Nghệ thuật Hiện đại Trung Quốc.

Nhìn từ hệ quy chiếu của lịch sử nghệ thuật phương Tây, Nghệ thuật Hiện đại Trung Quốc có thể đã tồn tại trong suốt 5 thế kỷ. Trong tiểu luận “Double Modernity, Para-Modernity” của mình, Jonathan Hay đã chỉ ra rằng nền móng cho thời kỳ hiện đại có thể đã xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ 17 ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sử học nghệ thuật Trung Quốc đều cho rằng cột mốc hiện đại phải lùi về sau 300 năm. Trong hàng nghìn năm, nghệ thuật Trung Quốc đã phát triển theo logic riêng của nó, hoàn toàn khác biệt với mô hình phương Tây. Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, người ta mới bắt đầu sử dụng khuôn khổ phương Tây để xác định và thể chế hóa nghệ thuật Trung Quốc.

Vào đầu thế kỷ 20, dưới áp lực quân sự, kinh tế và văn hóa từ phương Tây, các trí thức và nghệ sĩ Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ tư tưởng hiện đại để vực dậy truyền thống đang suy yếu của họ. Phong trào Khai sáng Văn hóa Mới này không chỉ hợp pháp hóa nghệ thuật Hiện đại phương Tây ở Trung Quốc, mà còn thiết lập một diễn ngôn trí thức chính thống mà sau này trở thành nền tảng của tính hiện đại Trung Quốc.

Các học giả khác tin rằng hệ tư tưởng Mao Trạch Đông trong suốt những năm 1960 đến 1970 đã phá vỡ những tường ngăn mang tên truyền thống và ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ nghệ sĩ đương đại Trung Quốc đầu tiên sinh vào những năm 1950. Vào những năm 1980, sau khi Mao trạch Đông qua đời và Cách mạng Văn hóa kết thúc, một thế hệ họa sĩ mới lại đón nhận nghệ thuật Hiện đại phương Tây bằng góc nhìn cởi mở hơn. Cùng với đó, phong trào avant-garde nổi lên, cung cấp cho các họa sĩ một giọng điệu phê phán xã hội và văn hóa triệt để hơn.

Các họa sĩ tiên phong tự coi mình là những người mang sứ mệnh khai sáng quần chúng, đấu tranh cải cách xã hội và nổi dậy chống lại những tư tưởng lạc hậu. Họ chỉ trích xu hướng thống trị, đàn áp cá nhân của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, những ý nghĩ không tưởng này đã phải đối mặt với những thử thách mang tính sống còn vào đầu những năm 1990, sau sự kiện Thiên An Môn và việc đóng cửa Triển lãm tranh Avant-Garde Trung Quốc năm 1989.

Nhiều nghệ sĩ đã từ bỏ niềm đam mê của mình trước sự thất bại của phong trào dân chủ vào những năm 1980. Cùng với đó, Chủ nghĩa hoài nghi và Pop mang tính chính trị cũng ra đời trong những năm 1990. Các họa sĩ hiện thực thời điểm đó rất được ưa chuộng. Ngược lại, các nghệ sĩ tiên phong trở nên lạc lõng trên thị trường nghệ thuật.

Xem thêm phần 2 tại đây

…...............................................................................

Các tài liệu bài viết đã tham khảo:

1 Jonathan Hay, “Double Modernity, Para-Modernity,” Antinomies of Art and Culture: Modernity, Postmodernity and Contemporaneity, eds. Terry Smith, Okwui Enwezor, and Nancy Condee (Durham, N.C.: Duke University Press, 2008).

2 Gao Minglu, “Toward a Transnational Modernity: An Overview of Inside Out: New Chinese Art,” Inside Out New Chinese Art, ed. Gao Minglu (London, England: University of California Press, 1998).

3 Huang Du, “Some Thoughts About the Identity Crisis of Chinese Contemporary Art,” Art Focus (March 2010).

4 Gao Minglu, “Toward a Transnational Modernity: An Overview of Inside Out: New Chinese Art,” Inside Out New Chinese Art, ed. in Gao Minglu (London, England: University of California Press, 1998).

5 Gao Minglu, “Toward a Transnational Modernity: An Overview of Inside Out: New Chinese Art,” Inside Out New Chinese Art, ed. in Gao Minglu(London, England: University of California Press, 1998).

6 Wu Hung, How Chinese Art Became “Contemporary,” at The Art Institute of Chicago (February 2010).

7 Wu Hung, How Chinese Art Became “Contemporary,” at The Art Institute of Chicago (February 2010).

8 Xu Bing, “Letter About Modern Chinese Art,”2009 Beijing International Conference on Art Theory and Criticism (Beijing: China Contemporary Art Forum, 2010).

9 Hou Hanru, “Towards an ‘Un-Unofficial Art,” On The Mid-Ground (Hong Kong: Timezone 8 Ltd., 2002).

 

Biên dịch: Minh Tâm

Biên tập: Thu Huyền 

https://news.artnet.com/art-world/how-chinese-art-became-contemporary-50469

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon