VN | EN

Tin tức

Nghệ thuật nữ quyền và 10 nghệ sĩ (Phần 1)

“Làm sao bạn có thể kể câu chuyện về một nền văn hóa nếu không đưa tất cả những tiếng nói trong nền văn hóa đó vào?”

Khi lật qua hầu hết các sách giáo khoa về lịch sử nghệ thuật, bạn sẽ khó tìm thấy nhiều tài liệu về các nghệ sĩ nữ. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ 20, điều này đã có sự thay đổi đáng kể. Ngày nay, nghệ thuật nữ quyền đã trở thành một phong trào mạnh mẽ, thách thức hiện trạng và góp phần định hình lại quá trình sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật đương đại. Hãy cùng khám phá lĩnh vực nghệ thuật nữ quyền và tìm hiểu về 10 nghệ sĩ nữ quyền đã mở đường cho phong trào này, những người đã đấu tranh và góp phần thay đổi diện mạo của nghệ thuật.

Chủ nghĩa nữ quyền là gì?
Trước khi đi sâu vào nghệ thuật nữ quyền, chúng ta cần hiểu chủ nghĩa nữ quyền là gì. Chủ nghĩa nữ quyền, nói chung, là một loạt các lý thuyết và hành động nhằm đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các giới. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa nữ quyền đã trở thành phong trào chính trị đầu tiên của phụ nữ, tập trung vào quyền bầu cử của phụ nữ.

Vào những năm 1960 và 1970, phong trào nữ quyền bước vào làn sóng thứ hai, khi những người theo đuổi phong trào này không chỉ tiếp nối các yêu cầu của làn sóng đầu tiên mà còn tiến thêm một bước xa hơn. Họ đặt câu hỏi về vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong các thể chế và phản đối sự áp bức phụ nữ. Nhờ phong trào này, phụ nữ dần giành được nhiều quyền lợi và quyền lực hơn trong xã hội vào những năm 1990.

Làn sóng nữ quyền thứ ba là thời kỳ phụ nữ tìm kiếm quyền tự do trong việc lựa chọn cuộc sống, tự xác định và thể hiện bản thân một cách trọn vẹn. Đây là một kỷ nguyên mới, mang lại cho phụ nữ cơ hội làm chủ cuộc sống và khẳng định bản sắc cá nhân.

Lịch sử nghệ thuật nữ quyền
Nghệ thuật nữ quyền là một khái niệm tương đối mới trong
lịch sử nghệ thuật, chỉ thực sự bắt đầu hình thành từ những năm 1960 và 1970. Trong bối cảnh phong trào xã hội rộng lớn, nhiều nữ nghệ sĩ đã bắt đầu tạo ra các tác phẩm phản ánh sự chống đối các cấu trúc gia trưởng trong thế giới nghệ thuật. Phong trào này không chỉ chịu ảnh hưởng từ các phong trào dân quyền, phản chiến hay giải phóng tình dục mà còn là một phản ứng mạnh mẽ trước sự bất bình đẳng giới trong ngành nghệ thuật.

Bài luận "Tại sao không có nghệ sĩ nữ vĩ đại nào?" của nhà sử học nghệ thuật Linda Nochlin (1971) đã chỉ ra những yếu tố xã hội, thể chế cản trở phụ nữ có thể đạt được vị thế ngang bằng với các nghệ sĩ nam. Từ đó, nghệ thuật nữ quyền ra đời như một phong trào đấu tranh, nhằm thể hiện và ghi nhận trải nghiệm của phụ nữ trong xã hội.

Xem tiếp phần 2

Biên dịch: Phương Anh

Nguồn: Magazine Artland

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon