Tin tức

“Monet/Mitchell” –  họa sĩ đam mê cuồng nhiệt hội họa Ấn tượng mở ra con đường phát triển cho nghệ thuật Trừu tượng (P2)

Mitchell, ngay từ đầu dường như có mối duyên nợ khá đặc biệt với Monet. Mitchell sinh ra ở Chicago và hoạt động tích cực trong phong trào AbEx ở New York vào những năm 1950. Sau đó, bà dành hơn 30 năm để phát triển sự nghiệp hội họa tại nước Pháp. Trong suốt quãng thời gian này, bà thường được coi là người phụ tá của Monet, thậm chí còn tham gia sáng tác tại khu vườn của Monet sau khi qua đời. 

Nhưng cuối cùng sự đồng hành vốn dĩ ban đầu vì sự đồng cảm trong hội họa lại biến thành áp lực cho Mitchell, khi bà luôn bị so sánh với một nam nghệ sĩ kinh điển. Năm 1957, bà tuyên bố rằng bà “thích Monet muộn nhưng không sớm”. Thế nhưng cảm xúc này vốn dĩ chỉ là việc bà thích những bức tranh của Monet, và vô tình khiến quan điểm và thẩm mỹ nghệ thuật của bà ngày càng trở nên buồn tẻ và mờ nhạt.


Bức tranh “Cybress” (1980) của họa sĩ người Mỹ - Joan Mitchell

Cả hai nghệ sĩ đều vẽ trên những bức tranh sơn dầu khổ lớn, thường là tranh ghép, sử dụng màu sắc rực rỡ và đường nét chuyển động rõ ràng. Đối với Monet, ông sẽ biến đổi cách vẽ một đối tượng trở nên lộn xộn. Nhưng với Mitchell thì không. Năm 1986, bà từ chối tầm ảnh hưởng của Monet và thậm chí còn tuyên bố ông “không phải là người chơi màu giỏi”. Với Mitchell, bà thích tạo điểm nhấn bằng cách sử dụng các màu sắc nổi bật, ví dụ như màu vàng chanh, trong khi họa sĩ Monet có thể sẽ chỉ chọn màu vàng đơn giản. Nữ họa sĩ người Mỹ thích vải thô hơn và còn hiếm khi nhắc đến tên ông một cách chính xác như cố tình tránh né sức ảnh hưởng của Monet.

Brush strokes in light blue, turqoise, and a brownish purple jut out from a central form. Muddy orange horizontal brush strokes lie beneath it.

Tranh sơn dầu “Weeping Willow” của danh họa thế giới người Pháp  - Claude Monet

Để lại phía sau những bất đồng về quan điểm nghệ thuật, cả Monet và Mitchell còn có một điểm chung khác đó là cả hai họa sĩ đều vẽ hình ảnh từ cùng một khu vườn và cố tình bỏ đi những đường chân trời, dấu ấn đặc trưng của tranh phong cảnh. Cả hai đều muốn tạo ra các hiệu ứng tổng thể, mặc dù với Monet, người xem có thể thoáng thấy một vòm mờ được cho là một cây cầu hoặc một cái cây mờ ảo giúp bạn định hướng trong không gian một cách tự nhiên. Không thể phủ nhận rằng tầm nhìn của Monet đã giúp giải phóng ông khỏi một số quy ước nghệ thuật hội họa cổ điển, và rằng chính sự tự do này đã tác động đến Mitchell và các đồng nghiệp từ bỏ các quy ước một cách dứt khoát hơn.

Thông thường, những đóng góp quan trọng của người khuyết tật cho lịch sử và xã hội thường bị bỏ qua hoặc bị coi là ngoại lệ hơn là có tính nền tảng. Thông thường, tình trạng suy giảm thị lực như của Monet được mô tả là “xấu” hoặc cần được điều chỉnh. Thế nhưng, hết lần này đến lần khác, có một điều quá đỗi rõ ràng rằng, chính sự khuyết tật của Monet đã mở ra một con đường mới, làm thay đổi tiến trình lịch sử nghệ thuật.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Nguồn: “Monet/Mitchell” Shows How the Impressionist’s Blindness Charted a Path for Abstraction | artnews.com

Biên tập: Thu Huyền

Biên dịch: Minh Hậu

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon