VN | EN

Tin tức

Lịch sử tranh lụa Nhật Bản

Những bức tranh lụa đầu tiên trên thế giới có niên đại từ năm 200 CE tại Ấn Độ, trước khi lan tỏa sang các nước Đông Á. Kế thừa các tinh hoa nghệ thuật tranh lụa cổ đại, các nghệ nhân Nhật Bản đã đưa kỹ thuật dệt và vẽ tranh lên một tầm cao mới.

Tranh lụa Nhật Bản / Nguồn: www.ehow.com

Nguồn gốc của tranh lụa

Việc sản xuất lụa đã diễn ra trong suất hơn 3,500 năm qua khởi nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc. Lụa tơ tằm được làm từ chất liệu tự nhiên do con tằm sản sinh. Mặc dù người Trung Quốc phát hiện ra kỹ thuật lấy tằm từ con tằm ở Đông Á, nhưng người Nhật mới là người làm chủ kỹ thuật giữ trứng tằm và bắt đầu sản xuất tơ tằm. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều bắt đầu xuất hiện nghệ thuật tranh lụa vào khoảng cùng thời điểm, vào thế kỷ thứ chín.

Các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử tranh lụa Nhật Bản

Lụa và tranh lụa xuất hiện tại ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 2 CN. Không lâu sau đó các kỹ thuật tương tự đã được phát triển ở Trung Quốc. Trong khi đó, nghệ thuật Nhật Bản bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Trung Quốc. Các hình thức nghệ thuật có sự kết hợp giữa hai nền văn hóa tại ​​Nhật Bản kéo dài từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8. 

Vào thế kỷ thứ 9, cùng với sự truyền bá của Phật giáo, văn hóa và nghệ thuật của Nhật Bản trở nên độc lập hơn. Đây cũng là khoảng thời gian họ khám phá ra các phương pháp sản xuất lụa và vẽ tranh lụa.

Những bức tranh lụa sơ khai của họ là các tác phẩm đơn sắc được vẽ bằng mực đen. Phải bước sang thế kỷ 14, các họa sĩ Nhật Bản bắt đầu sử dụng nhiều loại bột màu thêm màu sắc vào các bức tranh.

Từ giữa thế kỷ 16 và 18, tranh lụa ảnh hưởng rộng rãi hơn từ nguồn gốc ở Đông Á ra khắp lục địa và cuối cùng vươn ra toàn thế giới khi thương mại xuyên lục địa xuất hiện. Vào thế kỷ 18, với sự nổi lên của cuộc cách mạng công nghiệp, lụa đã trở thành một loại vải dễ sử dụng và phổ biến với các nước châu Âu như Pháp.

Ngày nay, nghệ thuật tranh lụa vẫn phát triển mạnh mẽ và Nhật Bản được xếp hạng hàng đầu với tư cách là nơi khởi nguồn văn hóa của truyền thống theo chuyên gia tranh lụa Gill Kitchen.

Tranh lụa Nhật Bản/ Nguồn: https://tsumugu.yomiuri.co.jp/

Các yếu tố ảnh hưởng đến tranh lụa

Yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tranh lụa Nhật Bản là Phật giáo. Cùng với Phật giáo, Nhật Bản đã khởi nguồn cho bản sắc văn hóa và nghệ thuật của riêng mình. 

Tại đây, các họa sĩ Nhật Bản thời kỳ đầu lấy cảm hứng từ chủ đề là các sự kiện lịch sử hoặc anh hùng. Bên cạnh đó, tranh lụa Nhật mô tả rất nhiều yếu tố thiên nhiên chim, hoa, động vật hoang dã, núi, cây và tre.

Vào thế kỷ 14, người Nhật đã sử dụng bút lông thay vì bút để viết thư pháp. Chính vì vậy các tác phẩm của họ tinh xảo và sắc nét hơn, đặc biệt trên những bức tranh có cấu trúc nhỏ và phức tạp. Bên cạnh đó, thơ văn cũng được kết hợp trên các bức tranh lụa để giúp truyền tải thông điệp của tác giả.

Kỹ thuật vẽ tranh lụa của người Nhật Bản

Với chất liệu vải lụa, nhiều kỹ thuật vẽ nhuộm màu khác nhau được sử dụng, giúp bức tranh được tạo ra hoàn hảo nhất có thể. Kỹ thuật Serti là kỹ thuật chặn màu để các màu sắc không xen lẫn vào nhau khi vẽ trên tranh lụa. Tương tự như vậy, kỹ thuật Gutta sử dụng các nguyên liệu gốc nước để vẽ tranh. Trong khi đó, kỹ thuật vẽ Shibori sử dụng thuốc nhuộm khô nhanh để tạo ra các bản vẽ nhiều màu sắc.

Biên tập: Thu Huyền

Biên dịch: Minh Hậu

Nguồn: History of Japanese Silk Painting | ehow.com

 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon