VN | EN

Tin tức

Làng thêu Xuân Nẻo: Dệt hồn quê trong từng mũi chỉ

Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), những nghệ nhân Ba Na vẫn lặng lẽ bên khung dệt, giữ gìn tinh hoa thổ cẩm – một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa dân tộc. Nhờ sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang từng bước hồi sinh, trở thành điểm tựa vừa kinh tế, vừa văn hóa, gắn liền với du lịch cộng đồng.

 

 

Hiện Bình Định chỉ còn duy trì hai làng nghề thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, và cả hai đều là những "ngọn lửa sáng" trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển bền vững.

Tại làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, tiếng khung dệt tháng Năm lại rộn ràng bên những bàn tay khéo léo. Nghệ nhân Đinh Thị Bung, 55 tuổi, cần mẫn dệt từng tấm vải với hoa văn truyền thống. Mỗi tháng, bà chỉ làm được vài bộ váy áo, có giá từ 500.000 đến 1,5 triệu đồng – thu nhập tuy không cao nhưng là niềm tự hào với nghề tổ truyền.

Ngày xưa, khung dệt là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình Ba Na. Sợi bông được xử lý, nhuộm thủ công thành ba gam màu chính: đỏ, đen, trắng. Ngày nay, nguyên liệu đa dạng hơn, sản phẩm cũng mở rộng sang túi xách, ví, đồ lưu niệm… đáp ứng nhu cầu hiện đại mà vẫn giữ cốt cách truyền thống.

 

 

Làng hiện có khoảng 70 hộ còn theo nghề. Bà Đinh Thị Lên, 62 tuổi, gắn bó với khung dệt từ năm 15 tuổi, bày tỏ niềm vui khi thế hệ trẻ vẫn tiếp nối, giữ lấy nghề như một phần bản sắc không thể tách rời.

Tại làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, nghề dệt cũng đang khởi sắc nhờ gắn kết với du lịch. Nghệ nhân Đinh Thị Choai cho biết, kỹ thuật dệt của người Ba Na có nét tương đồng với các dân tộc khác, nhưng hoa văn lại rất đặc trưng – thường là các mô-típ hình học nhỏ, nổi bật với hình sao tám cánh.

Giá sản phẩm tùy thuộc vào độ tinh xảo và thời gian hoàn thiện. Một bộ váy nữ có thể lên tới 3-4 triệu đồng; áo nam đơn giản hơn, giá dao động từ 500.000 đến 1,5 triệu đồng.

 

 

Nghệ nhân Đinh Thị Đươi chia sẻ: nếu có đầu ra ổn định, thu nhập được đảm bảo thì người dân sẽ mặn mà hơn với nghề. Bà luôn sẵn lòng truyền dạy kỹ thuật cho thế hệ trẻ – điều cần thiết để làng nghề có thể trường tồn.

Chính quyền địa phương cũng thể hiện sự quan tâm rõ rệt. Nghề dệt thổ cẩm tại Hà Ri đã được công nhận đạt chuẩn làng nghề, mở ra cơ hội phát triển bền vững. Huyện Vân Canh hiện đang triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng.

 

 

Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, nhận định: “Dù chưa mang lại giá trị kinh tế lớn, nghề dệt đang góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đến thế hệ trẻ, giúp họ yêu quý và trân trọng bản sắc dân tộc.”

Theo bà Huỳnh Thị Anh Thảo – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, thời gian qua, tỉnh đã mở nhiều lớp dạy nghề, thành lập câu lạc bộ dệt, tạo sân chơi để nghệ nhân thủ công truyền thống giao lưu, quảng bá và bán sản phẩm. Đây cũng là một phần trong quá trình kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Nguồn tham khảo: Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Biên soạn: Hoàng Linh

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon