VN | EN

Tin tức

Hiểu và suy cảm về tranh trừu tượng (P1)

Chúng ta khảo sát qua về định nghĩa khái niệm trừu tượng. Theo “Từ điển tiếng Việt”: Nghĩa một trừu tượng (thuộc tính, quan hệ ) được tách ra trong tư duy con người khỏi các thuộc tính, các quan hệ khác của sự vật, trái với cụ thể. Nghĩa hai trừu tượng: Khó hiểu , khó hình dung vì không có gì cụ thể.
Theo “Từ điển Cambridge”, sự trừu tượng là: “Tồn tại như một ý tưởng, cảm giác hoặc chất lượng, không phải là một đối tượng vật chất”; “Trừu tượng là một năng lực trí tuệ bao gồm tách một yếu tố khỏi bối cảnh của nó để phân tích nó và đưa ra một khái niệm về nó. Từ này xuất phát từ tiếng Latin “abstrahĕre”, có nghĩa là “kéo đi”, “tách ra” hoặc “để sang một bên”. Theo cách này, sự trừu tượng có nghĩa là hành động và hiệu quả của việc đặt một cái gì đó sang một bên để hiểu nó”.

Trần Lưu Hậu, "Tre", acrylic. Ảnh: internet

Theo các nhà ngôn ngữ học: “Khái niệm trừu tượng là những khái niệm không có tham chiếu vật lý; các khái niệm có tham chiếu vật lý được gọi là khái niệm cụ thể. Khoa học của con người, khoa học tự nhiên, ý thức hệ, tôn giáo, thần thoại và nghệ thuật là kết quả của quá trình trừu tượng hóa của các loại hoặc ở các mức độ khác nhau”. “Khái niệm trừu tượng chỉ tồn tại trong tâm trí của chúng ta , nó là những thực thể mà giác quan của con người không thể tiếp cận được. Nói cách khác, chúng không có biểu hiện vật chất nào và chỉ đơn thuần là sự khái quát hóa các ý tưởng. Ví dụ về các khái niệm mang tính trừu tượng như : tình yêu, sự thật, trí tuệ, hy vọng, ý chí tự do, số phận, lòng dũng cảm, ánh sáng, bóng tối, công lý, đoàn kết, trí óc, tâm linh, tôn giáo, văn hóa, lòng nhân từ, sự chính trực, thanh thản, quyền lực, lòng nhân ái, đạo đức, bình đẳng, triết học, lý thuyết, ngôn ngữ, toán học, vẻ đẹp, sự hài hòa, sự hỗn loạn hay bất kỳ chủ nghĩa nào mà chúng ta có thể nghĩ đến”.

Còn với khái niệm trừu tượng trong các tác phẩm tranh nghệ thuật, theo Từ điển Wikipedia: “Nghệ thuật trừu tượng sử dụng ngôn ngữ hình ảnh của hình dạng, màu sắc và đường nét để tạo ra một bố cục có thể tồn tại ở một mức độ độc lập với những hình ảnh có thực của thế giới. Nghệ thuật phương Tây, từ thời Phục Hưng đến giữa thế kỷ 19, được củng cố bởi logic của phối cảnh và nỗ lực tái tạo ảo ảnh về thực tại hữu hình. Vào cuối thế kỷ 19, nhiều họa sĩ cảm thấy cần phải tạo ra một loại hình nghệ thuật mới bao gồm những thay đổi cơ bản đang diễn ra trong công nghệ, khoa học và triết học… Các nguồn tư liệu mà các nghệ sĩ cá nhân rút ra các lập luận lý thuyết của họ rất đa dạng, và phản ánh những mối bận tâm về xã hội và trí tuệ trong mọi lĩnh vực văn hóa phương Tây lúc bấy giờ ”.
“Nghệ thuật trừu tượng, nghệ thuật phi hình tượng, nghệ thuật phi khách quan và nghệ thuật phi đại diện, là những thuật ngữ có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng tương tự nhau, nhưng có lẽ không có ý nghĩa giống hệt nhau”.

Wassily Kandinsky – Đường kẻ đen (1913). Nguồn: internet

“Từ điển Mỹ thuật” của Lê Thanh Lộc viết: “Nghệ thuật trừu tượng – Từ này có thể dùng theo nghĩa rộng nhất để chỉ bất cứ nghệ thuật nào không thể hiện những đối tượng dễ nhận biết (ví dụ như nghệ thuật trang trí) nhưng thường được dùng nhiều nhất cho các hình thức nghệ thuật của thế kỷ 20 trong đó quan niệm nghệ thuật truyền thống châu Âu như sự mô phỏng thiên nhiên chẳng hạn bị gạt bỏ, mặc dù nghệ thuật hiện đại đã phát triển trong rất nhiều phong trào và các “chủ nghĩa”, ta có thể nhận thấy ba khuynh hướng cơ bản trong đó: Giảm bộ mặt thiên nhiên tới mức tối thiểu nghĩa là những hình thức được đơn giản hóa triệt để, điển hình là các tác phẩm của Brancusi; Xây dựng đốii tượng nghệ thuật từ những hình thức phi biểu hình cơ bản như trong các phù điêu của Ben Nicholson; Sự diễn đạt “tự do” theo ngẫu hứng như trong hội họa hành động (Action painting).
Qua những nhận định trên, chúng ta có thể nhận biết rằng: Tư tưởng chủ đạo của tranh trừu tượng là khước từ những đối tượng hiện thực của cuộc sống con người hoặc trừu tượng hóa những hình ảnh từ thiên nhiên để xác lập nên những hình ảnh phi biểu hình (phi hình thể) mới lạ độc đáo do trí tưởng tượng của họa sĩ sáng tạo nên.

Sưu tầm

Nguồn: http://tapchimythuat.vn/my-thuat-the-gioi/hieu-va-suy-cam-ve-nghe-thuat-truu-tuong/

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon