VN EN

Tin tức

Điều gì khiến điêu khắc tối giản trở nên quyến rũ (P2)

Tính thẩm mỹ của các tác phẩm điêu khắc tối giản đạt đến đỉnh cao vào những năm 1960 và 1970. Năm 1966, Bảo tàng Do Thái ở Thành phố New York tổ chức một cuộc triển lãm có tên “Cấu trúc cơ bản” (Primảy Structure). Triển lãm nghệ thuật này là một trong những hoạt động trưng bày điêu khắc đầu tiên, thực sự thể hiện sức mạnh và tiềm năng của chủ nghĩa tối giản trong giới nghệ thuật, cụ thể là lĩnh vực điêu khắc.

Triển lãm có sự góp mặt của một số nghệ sĩ trẻ, đang lên. Các tác phẩm của họ rất đơn giản, thường được làm bằng vật liệu công nghiệp nhưng đặc biệt vừa bắt mắt vừa mang tính khái niệm sâu sắc. Đối với nhiều người xem, triển lãm nghệ thuật là một khám phá thú vị và giúp định hình cách chúng ta hình dung về nghệ thuật ngày nay.

Tác phẩm điêu khắc theo chủ nghĩa tối giản của Dan Graham kết hợp từ thép không gỉ và gương

Một tác phẩm điêu khắc từ gương và kính của Robert Morris

Vào những năm 1970, nghệ thuật công cộng bùng nổ đã thu hút sự chú ý đối với các nhà điêu khắc theo trường phái tối giản như Isamu Noguchi. Chính quyền đặc biệt yêu thích và ủng hộ các bức tượng điêu khắc tối giản được đặt trong không gian công cộng.

Ví dụ, Richard Serra muốn tiếp tục phát triển các tác phẩm theo “chủ nghĩa tối giản” theo cách riêng của mình. Đó là mở rộng chủ nghĩa tối giản để vật liệu ưa thích để nó có thể phát huy thứ “ngôn ngữ” của riêng mình. Ngày nay, nhiều tác phẩm điêu khắc tối giản của ông vẫn được nhìn thấy ở các không gian công cộng.

Tác phẩm "Stele III" (2011) từ nhôm mạ của Elisabeth Lux

Phong trào nổi lên không chỉ ở Mỹ và Châu Âu mà còn lan rộng ra khắp Châu Á. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Mono-ha (nghĩa đen là “Trường học vạn vật”) nổi lên. Các nghệ sĩ như Nobuo Sekine và Lee Ufan, đã khám phá sự gặp gỡ giữa vật liệu tự nhiên và vật liệu công nghiệp, sắp xếp chúng ở trạng thái hầu như không thay đổi. Theo như Melussa Chiu (giám đốc của Bảo tàng nghệ thuật và Vườn điêu khắc Hirshhorn) đã mô tả một cách rất hay rằng “việc nhấn mạnh vào tính chân thực của vật liệu, tương tác với không gian, tối giản nhưng không tối giản.”

Điều khiến các tác phẩm điêu khắc tối giản trở nên hấp dẫn nhưng cũng gây tranh cãi vào thời điểm đó là chúng chưa có một định nghĩa cụ thể. Chúng được định nghĩa không phải bởi những gì chúng là, mà bởi những gì chúng không thuộc về. Các bức tượng đá hay tượng kim loại đó chỉ đơn thuần là những đối tượng mang tính thẩm mỹ, tồn tại trong không gian ba chiều.

Tác phẩm điêu khắc tối giản (từ trái qua phải) của Isamu Noguchi và Hans Steinmeier

Ngày nay, ngày càng có nhiều nhà điêu khắc kết hợp các định nghĩa và quy tắc nghệ thuật mới để tạo ra các tác phẩm vừa có chức năng cụ thể, vừa có tính điêu khắc. Đối với họ, điều quan trọng là nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian bằng tác phẩm điêu khắc.

Trong một thế giới mà chúng ta liên tục bị xao nhãng sự phức tạp, việc ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật tối giản cả về hình thức và nội dung có thể mang lại cảm giác sảng khoái. Bằng cách loại bỏ những thứ không cần thiết, các tác phẩm điêu khắc tối giản buộc chúng ta phải tập trung vào những điều cốt yếu, giúp chúng ta có thể đánh giá sâu sắc hơn về vẻ đẹp của sự đơn giản.

Xem thêm phần 1 tại đây

 

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Nguồn: What Makes Minimalist Sculptures Aesthetic? | aescene.com

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon