Tin tức

Đánh giá tranh sơn dầu bằng 10 tiêu chí nghệ thuật

Mỗi người đều có những quan điểm riêng về tính thẩm mỹgiá trị của các tác phẩm nghệ thuật. Có nhiều yếu tố quyết định chất lượng của một bức tranh. Việc đánh giá chất lượng của một tác phẩm hội hoạ có vẻ khá khó khăn, nhất là đối với một bức tranh sơn dầu. Tuy nhiên sẽ có những cách nhất định mà ngay cả một người mới làm quen với nghệ thuật cũng có thể tự kiểm định được. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích về cách đánh giá chất lượng của một tác phẩm sơn dầu.

1.Tỷ lệ

Đầu tiên, hãy nghĩ đến tỷ lệ trong một bức tranh. Bản thân tỷ lệ sẽ phụ thuộc nhiều vào phong cách mà bức tranh được tạo ra, vì vậy hãy ghi nhớ điều này khi đánh giá một bức tranh. Đối với các bức tranh sơn dầu, bạn sẽ thấy rằng các tỷ lệ trong tranh gần như những tỷ lệ thực trong cuộc sống. Tuy nhiên đối với các tác phẩm trừu tượng, bạn lại cần xem xét và đảm bảo rằng tỷ lệ phù hợp về mặt phong cách.

(Tranh sơn dầu " Nắng trưa"- Họa sĩ Nguyễn Quang Trung)

2. Tính nguyên bản

Về cơ bản, chất liệu sơn dầu là cách thể hiện chủ thể một cách gần gũi nhất. Vì tính chất độc bản mà chất liệu này đã trở thành chất liệu được các hoạ sĩ săn đón nhiều nhất. Nếu không thể sở hữu tác phẩm gốc, ta có thể tìm được những bản sao của chúng khi mua online. Thế nhưng không ai lại muốn mua một tác phẩm là bản sao chép của tác phẩm khác và cũng sẽ không thích những bức tranh có quá nhiều bản sao. Bản thân tôi cũng vậy, tôi không hề muốn cổ suý cho việc mua bán các bản sao của tác phẩm nghệ thuật. Bởi vì nếu ai đó quyết định treo một bức tranh Ấn Tượng về hồ nước hoa lệ của Claude Monet, thì thực sự họ cũng chỉ được treo cái gọi là ảnh chụp của bức tranh đó thôi.

(Tranh sơn dầu- Họa sĩ Cao Thục) 

3. Thông điệp

Hãy cân nhắc thông điệp của bức tranh trước khi đánh giá nó. Đối với các bức tranh, thông điệp sẽ có dạng như một tuyên bố mà người họa sĩ đưa ra, do đó nó có thể tạo ra một hiệu ứng xã hội rộng lớn. Thông điệp của tác phẩm rất quan trọng. Đặc biệt, đối với nghệ thuật đương đại thường vẽ rất nhiều nhưng thông điệp trong tranh lại rất ít. Đôi khi một bức tranh đơn giản trên toan chỉ một dòng có thể nói lên điều gì đó về xã hội. Những tác phẩm có thể đại diện quan điểm của họa sĩ về thế giới. Ví dụ, hoạ sĩ Frida Kahlo đã đưa ra rất nhiều tuyên bố xã hội vào nhiều tác phẩm nghệ thuật của cô ấy, như tranh chân dung và bức tranh My Birth, đã cho chúng ta thấy cách cô ấy nhìn nhận về bản thân và thế giới xung quanh mình.

4. Không gian

(Tranh sơn dầu "Tĩnh vật"- Họa sĩ Hoàng Thiện Phúc)

Một tác phẩm có thể được cho là “hoàn thành” nhưng không mang lại cho người xem cảm giác hoàn chỉnh. Vậy nên, một bức tranh sơn dầu hoàn chỉnh cần được vẽ toàn bộ bề mặt, ngay cả ở những nơi có lớp sơn mỏng hoặc không sơn. Không gian sẽ xoay quanh chủ thể chính, thế nên họa sĩ cần phải nắm bắt không gian bằng cách tạo ra ảo giác về các vật thể và không gian trống xung quanh chúng. Một bức tranh sơn dầu chất lượng cao nên sử dụng không gian theo hướng thu hút ánh nhìn của người xem về phía trọng tâm của bức tranh. Điều này không phụ thuộc vào bức tranh đó là hiện thực hay trừu tượng, mà phụ thuộc vào người họa sĩ, họ phải luôn làm việc để nhấn mạnh những khía cạnh nhất định của tác phẩm đó.

5. Chủ nghĩa tượng trưng

Một bức tranh sơn dầu không nhất thiết phải có sự có mặt của các biểu tưởng thì mới được coi là một tuyệt tác. Thế nhưng chúng ta có thể xem xét việc sử dụng các biểu tượng để diễn giải ẩn ý trong tranh. Việc sử dụng biểu tượng như một phương pháp hoán dụ, vậy nên để sử dụng phương pháp này, hoạ sĩ cần phải làm tương đối rõ ràng và dễ hiểu. Đặc biệt là khi người xem phải nhận ra rằng đó chính là biểu tượng. Người xem phải biết chính xác biểu tượng dự định là gì, cũng như ý nghĩa đại diện của nó. Biểu tượng phải phục vụ một mục đích trong tác phẩm và để truyền đạt ý nghĩa dự định của nghệ sĩ. Ví dụ, “trái tim” trong The Two Fridas của Frida Kahlo thể hiện rõ ràng sự kết nối giữa hai bức chân dung. Trái tim tan vỡ so với toàn bộ trái tim và thậm chí cả trang phục của mỗi Frida tượng trưng cho cảm xúc của người nghệ sĩ.

6. Màu sắc và sự tương phản

(Tranh sơn dầu "Giấc mơ"- Họa sĩ Thụy Dương)

Màu sắc và sự tương phản đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem. Các màu sắc khác nhau có thể tạo ra các tâm trạng khác nhau trong một tác phẩm, chẳng hạn như màu tối hơn gợi lên cảm giác tiêu cực, u buồn. Mặc dù các màu do họa sĩ chọn không nói lên được chất lượng của tác phẩm, nhưng cách mà họa sĩ sử dụng màu sắc đó thì có. Một bức tranh sơn dầu có chất lượng cao sẽ cho thấy rằng người họa sĩ đã có thể sử dụng màu sắc tốt trong tác phẩm của họ. Màu sắc phải hài hòa trừ khi được người nghệ sĩ lựa chọn theo hướng đối chọi gay gắt. Sự tương phản là cách mô tả độ sáng và tối của màu sắc trong tranh. Màu sáng hơn có sự tương phản cao hơn và ngược lại. Mặc dù các chi tiết của một yếu tố thiết kế có thể khá phức tạp, nhưng ý tưởng chính là giá trị được sử dụng để tạo ra ảo giác về ánh sáng trong một tác phẩm. Một bức tranh sơn dầu có sự tương phản tốt sẽ có chất lượng cao hơn bức tranh không có sự tương phản.

7. Hình khối

Hình khối của chủ thể trong tranh thường được vẽ ba chiều. Và mục tiêu của một họa sĩ là làm cho các chủ thể của họ có hình khối, trong giới hạn của không gian phẳng. Điều này đạt được khi sử dụng hợp lý các giá trị tạo ra ảo giác về ánh sáng và bóng tối, dẫn đến chiều sâu. Để đánh giá hình khối của một bức tranh sơn dầu, bạn sẽ cần phải xem xét các đối tượng trong bức tranh, xác định xem chúng trông như thế nào khi ở dạng ba chiều. Những bức tranh sơn dầu chất lượng sẽ tả rất kĩ hình khối của chủ thể.

8. Đường nét và hình dạng

Đây là một yếu tố khác của bố cục có thể hơi phức tạp đối với những nhà sưu tập nghệ thuật mới. Đường nét trong tranh thu hút mắt theo một hướng cụ thể. Các họa sĩ sử dụng đường kẻ để vẽ ra đường viền giữa các đối tượng, cũng như để truyền tải chuyển động. Cũng không khác gì một nỗ lực muốn truyền tải cảm xúc của hoạ sĩ đến người xem. Các đường ngang tạo ấn tượng về sự yên bình và tĩnh lặng, chúng thường xuất hiện trong phong cảnh. Ngược lại, các đường thẳng đứng lại thể hiện độ cao. Một bức tranh sơn dầu chất lượng cao phải có các đường nét được vẽ thật tốt, có thể tạo ra chuyển động phù hợp ở những nơi cần thiết hoặc được chỉ định. Ngoài ra, một họa sĩ sử dụng độ dày của đường kẻ để truyền tải bóng đổ, đây là một cách. khá hấp dẫn. Bản thân hoạ sĩ bậc thầy Picasso cũng là một người chuyên sử dụng độ dày của đường nét để khắc họa các hình dạng và vật thể khác nhau.

(Tranh sơn dầu "Buổi picnic"- Họa sĩ Triệu Long)

9. Phối cảnh

Phối cảnh đúng cách là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của một bức tranh. Chúng ta có thể xác định phối cảnh bằng cách tưởng tượng người xem từ một vị trí cụ thể sẽ nhìn thấy một đối tượng như thế nào. Bởi vì phối cảnh có thể đảm bảo rằng các đối tượng trong bức tranh được đặt ở góc chính xác. Khi được sử dụng đúng cách, phối cảnh sẽ hoạt động cùng với hình khối để tạo ra ảo giác về ba chiều. Trong các tác phẩm sơn dầu, hoạ sĩ sẽ vẽ các hình khối nhỏ hơn để cho thấy rằng chúng nằm "sâu hơn" trong tranh.

10. Chi tiết

Phương pháp đánh giá này thường được sử dụng cho những bức tranh hiện thực, hơn là những bức tranh trừu tượng. Điều này là do các bức tranh vẽ theo lối tả thực thường mô tả các đối tượng đã tồn tại, thế nên đòi hỏi nhu cầu phải vẽ chi tiết.

Để mua và bán tác phẩm nghệ thuật một cách chuyên nghiệp, tôi cho rằng việc đánh giá chất lượng của nó là rất quan trọng và cần thiết. Kỹ năng này cũng hữu ích cho những người đang muốn mua các tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Việc kiểm định một bức tranh sơn dầu cần rất nhiều yếu tố, nhưng bạn có thể sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi đã nắm bắt được mười tiêu chí này.

Nguồn: https://lifeisanepisode.com/how-to-evaluate-the-quality-of-an-oil-painting/ 

Biên dịch: Trang Hà

Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon