-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Các phòng trưng bày ở Anh vội vàng tiến hành đa dạng hóa nghệ thuật sau phong trào Black Lives Matte
Các phòng trưng bày ở Anh đang vội vàng tiến hành đa dạng hóa nghệ thuật sau phong trào Black Lives Matter, một hoạ sĩ cho hay.
Họa sĩ gốc Nam Phi Gavin Jantjes nói rằng các tổ chức đang cố gắng mua các tác phẩm nghệ thuật mà họ đã bỏ qua hàng thập kỷ trước.
Theo hoạ sĩ Gavin Jantjes, các tổ chức nghệ thuật của Anh đã triển khai các phản ứng “đầu gối” và “tạm dừng” sau hậu quả của phong trào Black Lives Matter khi họ cố gắng tránh những lời chỉ trích vì các bộ sưu tập của họ thiếu đi sự đa dạng.
Hoạ sĩ gốc Nam Phi, nhân vật chủ chốt trong phong trào nghệ thuật da màu ở Anh những năm 1980, nói với tờ Guardian rằng các tổ chức dưới áp lực đã tiếp cận hoạ sĩ để mua những tác phẩm nghệ thuật mà họ đã bỏ qua kể từ khi các bức tranh được tạo ra nhiều thập kỷ trước đó.
”Homesickness a Blindman's Paradise” (Nỗi nhớ nhà là thiên đường của kẻ mù) của Gavin Jantjes, người bị lưu đày khỏi Nam Phi vì đã tạo ra những tác phẩm bị coi là chỉ trích chế độ phân biệt chủng tộc. Ảnh: Tristan fewings/Getty Images/ Sotheby's
Hoạ sĩ nói: “Các tổ chức sẽ đến gặp tôi và nói: 'Bạn có tác phẩm nào từ những năm 1970 mà chúng tôi có thể mua không?' Khi tôi thực hiện những tác phẩm đó vào những năm 1970, không ai muốn nhìn vào những bức tranh ấy. Những gì tôi đang tạo ra cũng chẳng có ai muốn nhìn vào cả. Cứ như một chu trình xả của máy giặt vậy, chẳng có gì thay đổi hết cả”.
Trong phong trào Black Lives Matter, hầu hết các tổ chức nghệ thuật nổi tiếng của Vương quốc Anh - bao gồm Tate, Barbican và Southbank Center - đã đưa ra các tuyên bố cam kết, cùng với những hành động khác, nhằm giải quyết thành kiến chủng tộc và đa dạng hóa đội ngũ lãnh đạo cấp cao.
Một số đã đưa ra các kế hoạch cụ thể và kể từ năm 2020, số lượng cuộc triển lãm có sự góp mặt của các nghệ sĩ da màu tại các tổ chức lớn của Anh đã tăng lên đáng kể.
Nhưng Jantjes, 75 tuổi, tin rằng sự gia tăng này được thúc đẩy bởi đội ngũ lãnh đạo đang tìm cách khắc phục những rạn nứt thay vì tham gia một cách có ý nghĩa vào công việc và những người sáng tạo ra nó. Jantjes nói thêm: “Đó là một phản ứng tức thời, đó là một bước đệm. “Đối với tôi, điều đó chứng tỏ các tổ chức vẫn không muốn bận tâm quan sát và nghiên cứu xem các nghệ sĩ đang làm gì ngày nay hơn là nói về sắc tộc, giới tính hoặc sự gắn kết hậu thuộc địa của họ hay bất cứ điều gì.”
Jantjes, người đang hồi tưởng lại sự nghiệp tại Phòng trưng bày Whitechapel vào mùa hè này, đã trở nên nổi tiếng ở Vương quốc Anh khi hoạ sĩ có một cuộc triển lãm vào năm 1976 tại ICA, trở thành một trong những hoạ sĩ da đen đầu tiên tổ chức một buổi triển lãm ở đó.
Công việc của hoạ sĩ trong thời kỳ đó chủ yếu là cắt dán, pha trộn các báo cáo, hình ảnh tạp chí và văn bản chủ yếu tập trung vào chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, chế độ đã bị lên án vì giết chết hàng trăm học sinh trong Cuộc nổi dậy Soweto xảy ra ngay sau cuộc triển lãm của Jantje tại ICA. đã mở.
Jantjes cũng bị cấm trở về nước vì công việc của hoạ sĩ có liên quan đến hành vi chỉ trích chế độ. Jantjes lần đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật khi mới ba tuổi tại một trường nghệ thuật cộng đồng gần Cape Town, nơi hoạ sĩ sống cho đến khi chuyển đến Hamburg để học đại học.
Khi ở Đức, hoạ sĩ được Joseph Beuys dạy. Nghệ sĩ người Đức sẽ phê bình tác phẩm của học sinh và hỏi Jantjes liệu Jantjes có “cảm giác tự ti” hay không khi Beuys cho xem tác phẩm “A South African Coloring Book” (Cuốn sách tô màu của một người Nam Phi) của mình - một loạt ảnh ghép có văn bản giải thích cách thức hoạt động của chế độ phân biệt chủng tộc.
Jantjes nói: “Beuys nhận ra ngay rằng tôi không còn là chính mình nữa. Beuys nói: ‘Bạn đang phản ứng với điều gì đó.’ Lúc đó tôi không nhận ra, tôi không biết gì về điều mà Beuys đang nói cả”.
Khi sống lưu vong, Jantjes đã trở thành một trong những giảng viên nghệ thuật da màu đầu tiên ở Vương quốc Anh, làm việc tại trường mà ngày nay được gọi là Đại học Nghệ thuật Luân Đôn. Sau đó, hoạ sĩ làm việc tại Hội đồng Nghệ thuật trước khi ngừng hành nghề và chuyển đến Na Uy, nơi hoạ sĩ là giám đốc nghệ thuật của Trung tâm Nghệ thuật Henie Onstad.
Triển lãm hồi tưởng “To be Free” (Để được tự do) sẽ bao gồm các tác phẩm cắt dán ban đầu, những bức tranh tượng hình sau này và những bức tranh trừu tượng gần đây nhất của hoạ sĩ, mà hoạ sĩ bắt đầu thực hiện khi trở về Anh từ Na Uy.
Jantjes nói rằng khi hoạ sĩ đến London lần đầu tiên vào những năm 1970, gần như không thể tìm thấy một cuộc triển lãm tác phẩm của bất kỳ một nghệ sĩ nào mà không phải là người da trắng, nhưng mọi thứ giờ đây đã cởi mở đến mức chỉ trong năm nay đã có hàng chục buổi triển lãm rồi.
Jantjes cho rằng có âm mưu “sửa lại lịch sử” vì nhiều nghệ sĩ da màu từ thập niên 70, 80 đã bị bỏ qua.
“Điều hiển nhiên rõ ràng là các tổ chức ngoài kia có tầm nhìn quá ư là hạn hẹp và cố tình bỏ qua mọi thứ. Những tác phẩm nghệ thuật này rất hay, vẫn mang tính thời điểm, và đó là lý do tại sao những tác phẩm này vẫn được sưu tầm cho đến bây giờ”.
Biên dịch: Huyền Trịnh