-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật trừu tượng đối với thiết kế kiến trúc hiện đại và đương đại (P2)
Trong thời kỳ hậu Thế chiến II, hai trong số những nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất là Charles và Ray Eames, hai nhà đồng sáng tạo ra Eames Chair nổi tiếng. Năm 1949, họ thiết kế và xây dựng Case Study House No 8, nơi được sử dụng làm nhà ở và xưởng vẽ. Tòa nhà được coi là đại diện cho đỉnh cao của thiết kế kiến trúc đương đại vào thời điểm đó.
Theo Eames Foundation, thiết kế này là một phần của dự án nhằm “thể hiện cuộc sống của con người trong thế giới hiện đại”. Ngôi nhà trông giống như một bức tranh của họa sĩ Piet Mondrian từ khoảng ba mươi năm trước (Mondrian mất năm 1944).
Hình ảnh tòa Lever House – New York
Tại thành phố New York năm 1950, một trong những thành tựu kiến trúc đỉnh cao là tòa nhà chọc trời từng đoạt giải thưởng có tên Lever House. Được coi là một kiệt tác của kiến trúc hiện đại, nó có những đường nét chắc chắn, sử dụng thép và kính, sử dụng không gian một cách tối ưu và hoàn toàn không có đồ trang trí đã khiến nó trở thành một ví dụ điển hình của kiến trúc Hiện đại. Nó thể hiện hoàn hảo gu thẩm mỹ của Chủ nghĩa kiến tạo Nga những năm 1920.
Trong lĩnh vực ô tô, vào năm 1950, thiết kế dòng xe này đặc biệt mang tính đột phá nhờ việc phát minh ra mui xếp cứng. Đó là đỉnh cao của chức năng và phong cách, tận dụng các vật liệu rẻ, mới, nhẹ và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các tùy chọn đa dạng. Và thiết kế kiểu dáng đầy thu hút những chiếc xe thực sự mang tính tương lai, gần như chính xác là tương lai như Chủ nghĩa vị lai của Ý những năm 1920.
Vậy nghệ thuật trừu tượng có ảnh hưởng đến thiết kế hiện đại không? Câu trả lời là chắc chắn có.
Tranh sơn dầu trừu tượng "Number 1" (1950) (Lavender Mist) của họa sĩ Jackson Pollock -được vẽ bằng sơn dầu, men và bột nhôm trên vải
Khi những đổi mới trong viễn thông phát triển nhanh chóng, tốc độ mà nghệ thuật trừu tượng có thể ảnh hưởng đến thiết kế cũng tăng lên. Thay vì 30 năm, chỉ mất khoảng 10 năm để Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng tạo được dấu ấn trong thế giới thiết kế. Tính thẩm mỹ và triết học đằng sau Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng ra đời thông qua việc phổ biến toàn bộ quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đó là tác động với trực giác, với nguồn gốc nguyên sơ của những ảnh hưởng trong tiềm thức. Đó là sự hoàn thành mục tiêu cuối cùng của Trừu tượng: khám phá tính độc đáo và biểu hiện chân thực bản chất của cá nhân độc nhất.
Tác phẩm kiến trúc "Guggenheim Bilbao" của Frank Gehry
Triết lý Biểu hiện Trừu tượng thể hiện trong kiến trúc dưới hình thức Chủ nghĩa Giải cấu trúc. Chủ nghĩa giải cấu trúc đã tìm cách đạt được một yếu tố không thể đoán trước. Thay vì tuân thủ các hình thức chức năng không sử dụng yếu tố trang trí, các kiến trúc sư theo trường phái giải cấu trúc đã tìm kiếm sự kết hợp với các yếu tố thiết kế trang trí.
Nhiều kiến trúc sư theo trường phái giải cấu trúc đã thiết kế các tòa nhà mà bản thân chúng trông có vẻ như đã bị phân mảnh thành nhiều phần. Những người khác thiết kế các tòa nhà bắt chước gu thẩm mỹ xuất phát từ phong cách hành động của nghệ thuật Biểu hiện Trừu tượng. Mặc dù xuất vào cuối những năm 1950, nhưng phong cách này vẫn tiếp tục được ưa chuộng cho đến ngày nay.
Xem thêm phần 1 tại đây
Nguồn: The Influence of Abstract Art on Modern and Contemporary Design | ideelart.com
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền