-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
All That Glitters (Phần 1)
The Transformative Portraiture of Jamie Vasta
by William Moreno | Mar 7, 2023
Một trong những bức tranh mà tôi trân trọng là những bức chân dung mà cha vẽ tôi khi tôi lên 5. Cùng với những tấm ảnh chụp anh chị em tôi và vượt qua cả tình cảm, những tấm chân dung này đã trở thành biểu tượng độc đáo của gia đình tôi và là những cột mốc đánh dấu sự phát triển từ khi chúng tôi còn nhỏ và hồn nhiên. Những bức chân dung tự thân nó như một tráp kỷ vật lưu giữ những khoảnh khắc quý giá, song cũng là tấm gương soi phản ánh cá tính của nhân vật tại khoảnh khắc đó. Những bức chân dung gợi ra những sự chú ý về danh tính nhân vật trong tác phẩm, dù không được tô vẽ rực rỡ hay được tái hiện chính xác, các tác phẩm này luôn có một sức hút không thể giải thích. Điều này dường như được hội họa phi Tây phương (phương Đông) ghi nhận trong hàng thiên niên kỷ, người ta tin rằng tướng mạo của một người phản ánh tính cách của một con người. Chúng ta luôn bị thu hút với những khuôn mặt và muốn tái hiện lại chúng qua hội họa, nhiếp ảnh hay selfies. Điều này là phổ biến và dường như đã thấm nhuần vào văn hóa. Và các nghệ sĩ đương đại, với kỹ thuật mới mẻ, cũng đã tham gia sáng tác chân dung dù ta không nhất thiết phải gọi họ là “họa sĩ chân dung”.
Jamie Vasta, "Bacchus, 1596," 2010
Jamie Vasta, một nghệ sĩ đến từ Oakland, có bằng Cử nhân Nghệ thuật từ Trường Bảo tàng Mỹ thuật Tufts, Boston và bằng Thạc sĩ Nghệ thuật từ Trường Cao đẳng Nghệ thuật California, San Francisco, tác phẩm của cô là sự đan xen giữa những khái niệm về sự đại diện với những chủ đề về phong cảnh hoặc chân dung của những người xung quanh. Cô có một sự quan tâm đặc biệt đến việc kể lại các câu chuyện của người thuộc cộng đồng LGBTQ+, đặt những người bạn và cộng tác viên vào khung cảnh của những tác phẩm nối tiếng trong lịch sử. Điều khiến các tác phẩm của cô trở nên độc đáo là tất cả được tạo ra bằng cách tận dụng nhũ (kim tuyến) và keo - các nguyên liệu đơn giản nhưng giúp xây dựng bối cảnh và mang đầy tính ẩn dụ. Tác phẩm được sáng tạo trên các tấm phẳng với sự tinh tế công phu, đó là quá trình sáng tạo đầy mệt mỏi về thể chất.
Jamie Vasta, Narcissus, 1603, 2010.
Kim tuyến có một lịch sử đặc biệt ở Mỹ, được phát minh vào những năm 1930 bởi Henry Ruschmann, nhưng việc sử dụng kim tuyến trong nghệ thuật có thể được tìm thấy từ thời cổ đại. Thường được liên kết với văn hóa queer, drag queen và các nghệ sĩ rock - "glitter bombing" thường được sử dụng như một chiến thuật chính trị trong nghệ thuật. Việc sử dụng các vật liệu lấp lánh bởi các nghệ sĩ đương đại không có gì mới mẻ, Diamond Dust Shoes của Andy Warhol (1980) được trang trí bằng bột thủy tinh lấp lánh và xuất hiện trong một giai đoạn văn hóa đỉnh điểm của disco và tiệc tùng đồng thời. Notorious bad boy Damien Hirst đi một bước xa hơn với hộp sọ đính kim cương hoàn toàn, For the Love of God (2007) và các bản in đính kim cương phụ trợ. Nghệ sĩ Ebony G. Patterson tiếp cận vấn đề một cách cân nhắc hơn - các tác phẩm tươi tắn của cô sử dụng kim tuyến, nhưng đó là một chút lừa dối: "Dưới tất cả các lớp, dưới ánh sáng lấp lánh, dưới các hoa văn, dưới những điểm trang trí là một câu hỏi khó. Câu hỏi là bạn có chọn tìm kiếm điều này hay không", cô nói. Vasta cũng tương tự; cô ấy khéo léo thúc đẩy người xem suy nghĩ về bản chất của con người: mong muốn, niềm vui, tình dục và cái chết, tất cả đều đóng vai trò trong nhiều chi tiết trong tác phẩm của cô ấy.
Xem thêm phần 2 tại đây