VN EN

Tin tức

5 tác phẩm nổi bật của bậc thầy Trừu tượng Willem de Kooning

Willem de Kooning là một nhân vật then chốt trong hội hoạ thế kỷ 20 và là một trong những hoạ sĩ tiên phong của trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Với những nét cọ truyển cảm, những bố cục phức tạp và sự khám phá sâu sắc về hình thức và không gian, ông đã khẳng định di sản của mình - một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời đại.

Cuộc đời và Sự nghiệp của Willem de Kooning

Sinh ngày 24 tháng 4 năm 1904, tại Rotterdam, Hà Lan, Willem de Kooning bắt đầu được đào tạo nghệ thuật cổ điển tại Học viện Mỹ thuật Rotterdam. Năm 1926, ông chuyển đến Hoa Kỳ, ban đầu làm thợ sơn nhà và một hoạ sĩ thương mại. Sau khi định cư tại Thành phố New York, ông trở thành một phần của một nền nghệ thuật sôi động và liên tục phát triển. Ở đây, ông cũng kết bạn với các hoạ sĩ có tầm ảnh hưởng như Arshile Gorky, Stuart Davis, và John Graham, một nhóm mà ông gọi là "Ba chàng lính ngự lâm."

Ở New York, de Kooning cũng bắt đầu thử nghiệm với những tác phẩm của mình và nhanh chóng phát triển phong cách đặc trưng. Năm 1937, ông cuối cùng cũng có thể trở thành một hoạ sĩ toàn thời gian, nhờ vào việc bán các tác phẩm và việc dạy nghệ thuật cho các nghệ sĩ khác. Như tưởng nhớ quê hương châu Âu của mình, người nghệ sĩ bắt đầu pha trộn các ví dụ về chủ nghĩa hiện đại với các hình thức biểu hiện mới mà ông được tiếp xúc tại New York. Ban đầu, những sáng tác của ông bị ảnh hưởng lớn bởi Chủ nghĩa Lập thểChủ nghĩa Siêu thực, nhưng sau Thế chiến II, ông trở nên gần gũi hơn với các phong trào mới khuấy động giới nghệ thuật New York, đặc biệt là trong nghệ thuật trừu tượng.

Gia nhập Trường phái New York, những sáng tác của ông dần dần phát triển thành phong cách thô và trừu tượng đặc trưng, và ông trở thành một nhân vật trung tâm trong trường phái Biểu hiện Trừu tượng, nổi lên vào những năm 1940 và 1950.

Suốt sự nghiệp của mình, tác phẩm của Willem De Kooning luôn trung thành với sự pha trộn này giữa các hình tượng con người, cảm xúc và ảnh hưởng trừu tượng, truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ ở Hoa Kỳ và châu Âu. Ngày nay, gần 30 năm sau khi ông qua đời, di sản của ông vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết, như đã chứng minh qua các cuộc triển lãm hồi tưởng lớn cùa người hoạ sĩ tại các bảo tàng hàng đầu trên toàn thế giới.

  1.  “Những thiên thần hồng" (1945)

Đánh dấu một sự chuyển đổi quan trọng từ hình tượng sang trừu tượng, "Những Thiên Thần Hồng" có tất cả các yếu tố để trở thành một tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp sáng tác của de Kooning. Trong khi các hình thể mang tính sinh học trong bức hoạ gợi tưởng đến các thiên thần và về công việc trước đây của ông, tác phẩm thực sự nổi bật với những nét cọ năng động và những màu sắc đầy sức sống.

Cuộc tàn sát trong Thế chiến thứ hai được cho là đã truyền cảm hứng cho bức tranh, vì các hình dạng trong tranh dường như thể hiện những bộ phận cơ thể người. Cách de Kooning sử dụng màu sắc và bố cục được một số học giả suy đoán rằng có thể được lấy cảm hứng từ một bức tranh của Titian.

  1.   “Cuộc khai quật" (1950)

Willem de Kooning thực sự thuần thục trừu tượng vào những năm 1950, và "Cuộc khai quật" thường được coi là kiệt tác của ông. Tác phẩm là một ví dụ điển hình của Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng. Theo de Kooning, bức tranh được lấy cảm hứng từ hình ảnh những người phụ nữ làm việc trong cánh đồng lúa từ bộ phim Tân hiện thực Ý năm 1949, "Riso Amaro" (Gạo Đắng).

Các mặt phẳng khác nhau, đan xen và chồng chéo trong bố cục của ông, thể hiện các bộ phận cơ thể, động vật và các hình khối trừu tượng giữa những đường nét đen và  khoảng trống lớn. Các lớp sơn dầu được cạo đôi khi tiết lộ đôi chút về những chi tiết được ẩn giấu dưới bề mặt. Loại bố cục này, nơi toàn bộ bức tranh đều có tầm quan trọng thị giác như nhau, đã trở thành một đặc điểm nổi bật của phong trào hội hoạ New York thời bấy giờ.

Tiêu đề của bức tranh gợi ý về một quá trình khám phá, giống như một cuộc khai quật khảo cổ học. Điều này rõ ràng mô tả quy trình vẽ của de Kooning, một sự xây dựng bề mặt mạnh mẽ, rồi bóc tách dần đi các lớp sơn - một quy trình thường kéo dài hàng tháng, cho đến khi người hoạ sĩ đạt được hiệu ứng mong muốn.

  1.   “Người phụ nữ I" (1950-1952)

Đôi khi bị bỏ qua và được coi như một sự thoái lui về các tác phẩm tượng hình trước đây, "Người phụ nữ I" vẫn là một trong những đóng góp mang tính biểu tượng nhất của de Kooning cho lịch sử nghệ thuật và là ví dụ đầu tiên của một loạt tranh dài và nhiều tranh cãi. Kết quả của một quá trình bao gồm nhiều nghiên cứu và việc phá hủy các phiên bản trước của cùng một bức tranh, "Người phụ nữ I" đánh dấu sự rời bỏ khỏi trừu tượng thuần túy. Nó tái hiện lại hình tượng con người trong tác phẩm của Willem de Kooning.

Hình tượng phụ nữ hung hãn, méo mó, rung động với một năng lượng dữ dội. Những nét cọ và màu sắc sống động đã khơi dậy nhiều cảm xúc, cả sự ngưỡng mộ lẫn phê bình. Miêu tả của de Kooning về người phụ nữ quá quái dị và mạnh mẽ, thách thức các quan niệm truyền thống về vẻ đẹp cảu tính nữ. Và vì vậy, năng lượng và cường độ cảm xúc của "Người phụ I" thể hiện khả năng của de Kooning trong việc kết hợp giữa hình tượng và trừu tượng, làm cho nó trở thành một nền tảng quan trọng trong sự nghiệp của ông.

  1.  “Cánh cửa dẫn tới con sông” (1960)

Sau khi chuyển từ Manhattan đến khu vực nông thôn của East Hampton vào cuối những năm 1950, những tác phẩm của Willem de Kooning lại một lần nữa thay đổi phản ánh những cảm xúc mới mà địa điểm này gợi lên. Trong bối cảnh này, "Cánh cửa dẫn tới con sông" đại diện cho một ví dụ hoàn hảo về sự chuyển đổi trong phong cách của De Kooning hướng tới những bố cục rộng lớn và trữ tình hơn.

Sử dụng những nét cọ rộng được tạo ra bằng cọ sơn nhà, bức tranh bao gồm một hình chữ nhật giống như cánh cửa ở trung tâm của bức tranh, được “đóng khung” bởi các hình dạng màu hồng, vàng, nâu và trắng, với những nét chấm xanh có thể tượng trưng cho dòng sông trong tựa đề. Nổi bật trên vải bạt, những hình dạng này gợi lên một cảm giác lơ lửng và cho thấy một sự kết nối mới của nghệ sĩ với thế giới thiên nhiên.

Như tựa đề gợi ý, bức tranh là một ngưỡng cửa hoặc lối đi, một khoảnh khắc chuyển tiếp trong sự nghiệp của người hoạ sĩ. Nó không mang dấu vết của sự tái tạo liên tục đặc trưng của những bức tranh trước đây cũng như sự hỗn loạn của các tác phẩm sau này. "Cánh cửa dẫn tới con sông" nhấn mạnh sự đa dạng và tài năng của de Kooning trong việc truyền tải cảm xúc và sự tĩnh lặng vào các bố cục trừu tượng của ông.

  1.  “Không có tiêu đề” (Những năm 1980)

Trong những năm cuối đời, Willem de Kooning bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất. Sau nhiều năm nghiện rượu, ông đã từ bỏ uống rượu vào năm 1981 nhưng không lâu sau đó mắc bệnh Alzheimer. Cuối cùng, ông ngừng vẽ vào những năm 1990, nhưng thập kỷ cuối cùng của sự nghiệp đã chứng kiến một vài khoảnh khắc loé sáng mà trong đó, ông lại tái phát minh ra một phong cách hội họa khác của mình.

Từ bỏ kỹ thuật nhiều lớp và các bố cục phong phú, tác phẩm của De Kooning trở nên đơn giản và giàu tính chiêm nghiệm hơn. Bộ tranh "Không có tiêu đề" là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này trong quãng cuối sự nghiệp của ông. Những bức tranh có những nét cọ rộng, quét dài và bảng màu hạn chế gồm trắng, vàng, hồng và xanh lá cây trên nền trắng, tạo ra cảm giác yên bình và một sự cân bằng.

Trong giai đoạn cuối sự nghiệp này, nghệ sĩ đã sử dụng một con dao dán (một công cụ lưỡi phẳng được sử dụng trong xây dựng vách thạch cao) để bôi sơn lên vải. Ông tiếp tục khám phá các hình thức biểu đạt mới và thể hiện cam kết không ngừng nghỉ đối với sự nghiệp sáng tác của mình.

Nguồn: Daily Art Magazine

 

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon