-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
5 Điều có thể bạn chưa biết về vụ trộm nghệ thuật lớn nhất trong lịch sử (Phần 2)
3. Yếu tố Napoléon
Vào khoảng năm 2005, cuộc điều tra về các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp đã chuyển sang đảo Corsica của Pháp ở Biển Meditteranean. Hai người Pháp bị cáo buộc có quan hệ với đám đông Corsican đang cố bán hai bức tranh: một bức của Rembrandt và một bức của Vermeer. Cựu Đặc vụ FBI Bob Wittman đã cố gắng tham gia vào một vụ mua bán - nhưng kế hoạch này cuối cùng đã thất bại khi những người đàn ông này bị bắt vì bán tác phẩm nghệ thuật lấy từ Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại ở Nice.
Với kích thước 5x4 feet, "The Storm on the Sea of Galilee” (Cơn bão trên biển hồ Galilee) của Rembrandt là bức tranh lớn nhất bị đánh cắp trong vụ trộm. Ảnh: John Wilcox/Boston Herald/Getty
Tại sao “những tên tội phạm Corsican”, như phóng viên Randi Kaye của CNN gọi họ trong chương trình, lại quan tâm đến việc cướp một bảo tàng nghệ thuật ở Boston? Câu trả lời có thể nằm ở Bronze Eagle Finial, một vật trang trí có kích 10 inch bị đánh cắp từ đầu lá cờ Napoléon trong vụ trộm.
Kaye nói: “Đó là một lựa chọn kỳ quặc khi bọn trộm chiếm lấy Finial, nhưng hóa ra Corsica là quê hương của Napoléon.” Hoàng đế Pháp sinh ra trên đảo vào năm 1769 và hiện có một bảo tàng quốc gia nằm trong một ngôi nhà cũ của gia đình ông.
Kelly Horan, Phó Tổng biên tập tờ Boston Globe, cho biết trong chương trình: “Đó là một quan điểm rất thuyết phục, rằng một nhóm xã hội đen Corsican có thể đã cố gắng lấy lại lá cờ của họ và thực hiện toàn bộ phần còn lại của vụ trộm như một phần của nỗ lực này."
4. Nghi phạm nhạc rock'n'roll
Ngày 18 tháng 3 năm 1990 không phải là lần đầu tiên một bức tranh của Rembrandt bị đánh cắp khỏi bảo tàng Boston. Năm 1975, tên trộm nghệ thuật và và có tiền án dân sự Myles Connor đã đến Bảo tàng Mỹ thuật Boston và bước ra ngoài với một bức tranh của Rembrandt nhét trong túi áo khoác ngoại cỡ của hắn. Đây là nghi phạm đầu tiên của FBI trong vụ Gardner, tuy nhiên các bức tường của nhà tù liên bang - nơi hắn ta bị giam giữ vì tội ma túy - đã cho hắn ta một bằng chứng ngoại phạm khá chắc chắn.
Tên trộm nghệ thuật bị kết án Myles Connor ban đầu là nghi can của vụ trộm bảo tàng Gardner, một giả thuyết đã bị bác bỏ khi các thám tử nhận ra rằng hắn ta đã phải ngồi tù vì tội phạm ma túy vào thời điểm đó. Ảnh: George Rizer / Getty
Khi không phải là một tên trộm dỡ những bức tranh danh giá khỏi giá trưng bày, Connor từng là một nhạc sĩ. Thông qua các buổi biểu diễn, Cornor đã gặp được Al Dotoli, người đã làm việc với các ngôi sao trong đó có Frank Sinatra và Liza Minelli.
Năm 1976, Connor bị bỏ tù vì trộm một tác phẩm nghệ thuật khác ở Maine. Với hy vọng sử dụng bức tranh của Rembrandt bị đánh cắp để được hưởng mức án nhẹ hơn, Cornor cần Dotoli - người đang đi lưu diễn cùng Dionne Warwick - thay mặt mình giao bức tranh cho chính quyền.
5. Một tên trộm vô hình?
Một trong những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp, tác phẩm “Chez Tortoni” của Édouard Manet, đã bị lấy đi từ Phòng Xanh của bảo tàng ở tầng một. Bức tranh nổi bật vì hai lý do, lý do đầu tiên là khung tranh. Những tên trộm đã để lại gần như tất cả các khung phía sau mà chỉ cắt một số phần ở phía trước.
Horan nói: “Việc để lại tàn tích của các bức tranh phía sau là một điều dã man. “Trong suy nghĩ của tôi, nó giống như cứa cổ ai đó vậy.”
Chiếc khung trống dùng để treo bức chân dung "Chez Tortoni" của Manet ban đầu được để trên ghế của văn phòng an ninh ở tầng dưới - một sự thật khiến các thám tử bối rối. Ảnh: Ryan McBride/AFP/Getty
Tuy nhiên, khung tranh “Chez Tortoni” khác thường ở vị trí khung tranh được để lại: không phải trong căn phòng bức tranh bị đánh cắp mà trên chiếc ghế của văn phòng an ninh ở tầng dưới. Điều đáng chú ý hơn nữa là không có một máy dò chuyển động nào được kích hoạt trong Phòng Xanh. Khi đang điều tra khả năng xảy ra những tên cướp ma, các nhà điều tra tự hỏi liệu điều này có chỉ ra rằng âm mưu này là một sự việc nội bộ hay không.
Wittman nói: “Tại FBI, chúng tôi phát hiện ra rằng khoảng 89% các vụ trộm trong bảo tàng là do nhân viên nội bộ thực hiện. Đó là cách những tác phẩm nghệ thuật này bị đánh cắp”.
Xem thêm phần 1 tại đây
Nguồn: https://edition.cnn.com/2024/05/19/style/isabella-gardner-heist-facts/index.html
Biên dịch: Huyền Trịnh