-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
25 trường phái và phong cách nghệ thuật nổi bật trên thế giới (phần 1)
Nhắc đến nghệ thuật có vẻ như nhắc đến những vấn đề rất hàn lâm. Nếu bạn là một người mới bước vào thế giới này, có lẽ bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là về từng phong trào trong nghệ thuật, các trường phái và loại hình nghệ thuật khác nhau. Bạn đang bối rối với những khái niệm về chủ nghĩa "Biểu hiện", "Ấn tượng" hay "Baroque"..., bài viết này của Vanvi sẽ giải thích cho bạn những thuật ngữ đó một cách đơn giản nhất có thể.
1. Trường phái Biểu hiện trừu tượng - Abstract Expressionism
Bao gồm nhiều phong trào nghệ thuật nổi lên từ thế kỷ 20 tại Mỹ nên còn được gọi là trường phái New York. Điểm đặc trưng của Biểu hiện trừu tượng là nhấn mạnh vào sự biểu hiện cảm xúc mà không sử dụng hình tượng nào cụ thể. Các bức tranh thường trông rất nổi loạn, hoặc đôi khi hư vô.
Thuật ngữ "Action painting - tranh hành động" gắn liền với chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng, mô tả một loại hình nghệ thuật trực tiếp và sinh động, liên quan đến việc áp dụng lối vẽ mạnh bạo, với những nét cọ cứng cỏi và hiệu ứng nhỏ giọt và đổ màu lên mặt toan.
Tranh của Jackson Pollock
2. Trường phái Tân nghệ thuật/Nghệ thuật mới - Art Nouveau
Đây là một phong cách trang trí phát triển từ năm 1890 đến 1910 trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Tân nghệ thuật - Art Nouveau (Pháp), còn được gọi là Jugendstil (Đức) và Sezessionstil (Áo), nhận diện đặc trưng bởi các đường bất đối xứng, đường cong lượn hình sin của các hình khối nguyên thủy. Mặc dù ảnh hưởng đến hội họa và điêu khắc, biểu hiện dễ thấy nhất của Tân nghệ thuật là trong kiến trúc, nghệ thuật trang trí và đồ họa. Trường phái này đã tạo ra một phong cách mới, thoát khỏi khuôn mẫu nghệ thuật đã của thế kỷ 19.
3. Trường phái Tiên phong - Avant-garde
Trong tiếng Pháp, "Avant-garde" nghĩa là người tiên phong, nhắm đến các ý tưởng đổi mới hoặc thử nghiệm, các tác phẩm hoặc người làm nên chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, chính trị và nghệ thuật.
Tranh "Cung hoàng đạo" của Alphonse Mucha
4. Trường phái Ba-rốc- Baroque
Tương tự như Biểu hiện và Ấn tượng, Baroque và Rococo có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người. Thuật ngữ "Baroque" bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là viên ngọc hoặc đá quý. Đây là một phong trào trong nghệ thuật và kiến trúc được phát triển ở châu Âu từ đầu thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 18. Khác xa với chủ nghĩa Siêu thực, Baroque nhấn mạnh vào các chuyển động kịch tính, cường điệu, rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu nhằm tạo ra cảm giác căng thẳng, phấn khích và hùng tráng cho người xem.
5. Trường phái Cổ điển - Classicism
Nhắc đến nghệ thuật cổ điển là nhắc đến các nguyên tắc. Điều này thể hiện trong phong cách, hệ thống lý thuyết và triết lý của các loại hình nghệ thuật khác nhau từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trường phái Cổ điển tập trung vào các chuẩn mực truyền thống với biểu hiện thanh lịch và cân xứng.
Bức tranh "Cái chết của Socrates", họa sỹ Jacques Louis David.
6. Trường phái Vị niệm/Nghệ thuật Ý niệm - Conceptualism/Conceptual art
Trường phái Vị niệm ra đời vào những năm 1960, tập trung thể hiện các ý tưởng và giả thuyết hơn là các hình thức cụ thể. Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1967 bởi nghệ sĩ Sol LeWitt. Trong một bài tiểu luận của mình ông đã viết: "Ý Niệm - ngay cả khi không được tạo nên bởi những hình dạng cụ thể, thì chính Ý niệm đã tự nó là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh"
Bức tranh tường của Sol LeWitt
7. Trường phái Kiến tạo - Constructivism
Được phát triển bởi những nghệ sĩ Nga tiên phong vào khoảng năm 1915, Kiến tạo là một nhánh của nghệ thuật trừu tượng. Từ chối quan niệm "Nghệ thuật vị nghệ thuật", đây là chủ nghĩa hướng tới định hướng phát triển xã hội. Các tác phẩm Kiến tạo chủ yếu biểu hiện các kết cấu hình học, được tính toán kỹ càng qua toán học và các công cụ đo lường.
Một bức tranh thuộc trường phái Kiến tạo
8. Trường phái Lập thể - Cubism
Đây là phong trào nghệ thuật bắt đầu vào năm 1907. Những nghệ sỹ tiên phong của phong trào này là Pablo Picasso và Georges Braque. Hội họa lập thể đã phát triển một ngôn ngữ hình ảnh mới, các quy ước đại diện cho từng loại hình nghệ thuật trước đây được thay thế bằng các khối hình học phẳng. Những chủ đề truyền thống như khỏa thân, phong cảnh được thực hiện theo một cách gần như hoàn toàn mới. Các đối tượng trong hội họa Lập thể được mổ xẻ, phân tích và kết hợp lại bởi các hình khối trong một hình thức trừu tượng.
Bức tranh Pháp - Tây Ban Nha, họa sỹ Picasso.
Xem phần 2 tại https://vanvi.com.vn/25-truong-phai-va-phong-cach-nghe-thuat-noi-bat-tren-the-gioi-phan-2
Xem phần 3 tại https://vanvi.com.vn/25-truong-phai-va-phong-cach-nghe-thuat-noi-bat-tren-the-gioi-phan-3