Tin tức

Ý nghĩa sâu xa đằng sau những ngọn nến của Gerhard Richter

Những tác phẩm vẽ nến của người họa sĩ đương đại xuất phát từ mong muốn thoát khỏi thực tế và định kiến.

 

Tác phẩm Kerze (1982) của Gerhard Richter trưng bày tại bảo tàng Frieder Burda ở Baden-Baden, Đức, năm 2016.

Ảnh: Uli Deck/picture alliance thông qua Getty Images.

 

Khi nhìn thoáng qua, hình ảnh nến của Gerhard Richter trông giống như những bức ảnh mờ. Thực chất, chúng là những tác phẩm được chế tác tỉ mỉ, tái hiện hiệu ứng của một chiếc máy ảnh chụp chủ thể hơi lệch tiêu điểm. Những ngọn nến của Richter—một trong số đó có tên là Kerze, được bán vào năm 2011 với giá hơn 13 triệu đô la—mô tả sự lơ lửng giữa thực tại và ảo ảnh, khách quan và chủ quan, không khác gì cách người nghệ sĩ này trải qua tuổi trẻ của mình ở Đông Đức, giữa châu Âu tư bản và cả nước Nga cộng sản.

Richter, hiện là một trong những nghệ sĩ đương đại thành công nhất hành tinh, chỉ đạo nhiều cuộc triển lãm hồi tưởng tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Tate Modern. Ông sinh năm 1932 tại Dresden, bảy năm trước khi Thế chiến II nổ ra. Sáng tác từ năm 15 tuổi, theo học trường nghệ thuật ở Đông Đức, nơi Richter được đào tạo theo Chủ nghĩa Hiện thực Xã hội chủ nghĩa, một phong trào nghệ thuật tiêu biểu thúc đẩy hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.

 

Tác phẩm Kerze mit Schaedel (Nến và đầu lâu) của Gerhard Richter treo tại hội trường nghệ thuật ở Rostock, Đức, năm 2011.

Ảnh: Jens Buttner / DPA / AFP thông qua Getty Images.

 

Mặc dù các dự án ban đầu của ông—bao gồm một bức tranh tường cho Bảo tàng Hygiene của Đức—được đón nhận nồng nhiệt, nhưng Richter thấy chưa hài lòng với Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông cảm thấy sự sáng tạo của các nghệ sĩ vẫn bị kìm hãm. Vừa chỉ trích chủ nghĩa tư bản vừa chỉ trích chủ nghĩa tiêu dùng, ông dành cả tuổi thanh xuân để tìm kiếm con đường hay như Tạp chí Nghệ thuật đương đại vẫn gọi là "con đường thứ ba".

Con đường mở ra khi họa sĩ chuyển đến Tây Đức cùng vợ, Richter bắt gặp các bức tranh trừu tượng của Jackson PollockLucio Fontana, và kết bạn với những họa sĩ người Đức như Sigmar Polke, Blinky Palermo và Konrad Fischer. Đưa góc nhìn phán đoán của Chủ nghĩa hiện thực xã hội vào xã hội phương Tây, Richter sử dụng hội họa và nhiếp ảnh để bình luận về phương tiện truyền thông, các vấn đề thời sự và văn hóa đại chúng, với truyền hình, quảng cáo và chính trị gia nổi lên như một số chủ đề yêu thích của ông.

Richter rời xa chủ nghĩa trừu tượng và bắt đầu sáng tác những bức tranh siêu thực. Họa sĩ muốn thông qua cọ vẽ có thể đạt được những gì mà ông thực hiện với máy ảnh: ghi lại hiện thực trong thực tại, không có thành kiến ​​lịch sử hay cá nhân. Hai chủ đề yêu thích mới xuất hiện, cả hai đều lấy cảm hứng từ những bức tranh vanitas thế kỷ 16 và 17, những bức tranh tĩnh vật có ẩn ý đạo đức: đầu lâu và nến.

Nến chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật của Richter, nghệ sĩ người Đức và nhà sử học nghệ thuật Hubertus Butin thậm chí còn từng nói "không có họa tiết tĩnh vật nào lại hấp dẫn đến vậy".

Như chính Richter cũng giải thích trong một tập hợp nhiều bài viết, cuộc phỏng vấn: "Nến luôn là biểu tượng quan trọng đối với [Đông Đức], như một cuộc phản đối thầm lặng chống lại chế độ... thật là một cảm giác kỳ lạ khi thấy một tác phẩm nhỏ về nến đang trở thành một điều hoàn toàn khác lạ, một điều mà tôi chưa bao giờ có ý định như thế. Bởi khi đang vẽ, bức tranh không có ý nghĩa rõ ràng, cũng không có chủ ý mô tả một hình ảnh đường phố. Như thể tác phẩm chạy trốn khỏi tôi và trở thành thứ gì đó mà tôi không còn kiểm soát được nữa.

Dù xung đột không nằm trong tâm trí ông khi vẽ nến, nhưng nghệ sĩ chia sẻ rằng, "Tôi đã trải qua những cảm xúc liên quan đến sự chiêm nghiệm, tưởng nhớ, im lặng và cái chết".

 

Bìa album Daydream Nation (1988), Sonic Youth, với bức tranh vẽ ngọn nến của Gerhard Richter. Ảnh: Goofin Records.

 

Những tác phẩm nghệ thuật vẽ nến của Richter có sự phổ biến sâu rộng có thể một phần là nhờ vào mối quan hệ hợp tác năm 1988 với ban nhạc Mỹ Sonic Youth. Những người đã sử dụng một bức tranh năm 1983 làm bìa album Daydream Nation của họ. Từ đó, ngọn lửa không bao giờ vụt tắt.

 

Biên dịch: Vũ

Nguồn: Eureka: The Deep Symbolism Behind Gerhard Richter’s Candles

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon