-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Xu hướng giám tuyển trong nghệ thuật đương đại
Theo truyền thống, người giám tuyển “curate” nghệ thuật, như được chỉ ra bởi từ nguyên Latinh của "Curarae" hoặc để chăm sóc, quan tâm đến. Ngày nay, vai trò của các nhà giám tuyển đương đại có hai cách hiểu: người phụ trách nghệ thuật chăm sóc các tác phẩm, nhưng cũng tạo cho chúng một tầm nhìn lớn hơn, treo dựng một cách khôn khéo, về cả lịch sử và xã hội. Một nhà giám tuyển giỏi có khả năng cung cấp thông tin, kết nối và thậm chí là đưa ra những lời phê bình để hiểu điều gì làm cho nghệ thuật trở nên hợp thời, và không chỉ phản ánh ý nghĩa mà còn đóng góp các cuộc thảo luận và kiến thức mới.
Lĩnh vực giám tuyển, và định nghĩa về giám tuyển - đây là ba xu hướng để định nghĩa ngành giám tuyển nghệ thuật ngày nay, được xác định bởi MA - Nghệ thuật Đương đại tại Nhà đấu giá Sotheby's Institute-London.
(“The Brain” tại Documenta 13, Kassel (2012), được giám tuyển bởi Carolyn Christov-Bakargiev)
Sự phối hợp của các vai trò
Kể từ giữa những năm 1990, vị trí giám tuyển đã được coi là một hoạt động sáng tạo và có nhiều sự trùng lặp giữa nghệ sĩ và người giám tuyển nhiều hơn trước - họ ngày càng tham gia vào các hoạt động tương tự. Vị trí giám tuyển ngày càng trở thành một chuyên gia thử nghiệm các định dạng khác nhau, chỉ ra các cách trải nghiệm nghệ thuật khác nhau và tạo ra những ý nghĩa khác nhau. Giống như một nghệ sĩ, người giám tuyển nghệ thuật đương đại nghiên cứu các định kiến cũ và phát minh ra các tầng suy nghĩ mới.
Tham khảo: “The Brain”
Documenta là sự kiện lớn nhất trong lịch nghệ thuật đương đại. Nó kéo dài toàn bộ thành phố Kassel ở Đức, và rộng lớn đến mức bạn hầu như không thể trải nghiệm hết toàn bộ. Documenta có ngân sách khổng lồ và thời gian lập kế hoạch dài từ trước, chính vì nó lặp lại 5 năm một lần. Do những yếu tố này và hơn thế nữa, Documenta được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp của một nhà giám tuyển.
Vào năm 2012, Carolyn Christov-Bakargiev đã sáng lập và quản lí The Brain, một căn phòng nhỏ nằm ở trung tâm giữa các cuộc triển lãm nhộn nhịp trong thành phố. Thay vì các tác phẩm lớn của các nghệ sĩ nổi tiếng, The Brain trưng bày hóa thạch, sơ đồ, kế hoạch kiến trúc, các đồ vật nhỏ từ xưởng của các nghệ sĩ, ảnh chụp các hố bom ở Campuchia hay Lee Miller đang tắm trong boongke của Hitler và thậm chí là các tác phẩm nhỏ của các họa sĩ bên The Sunday Painter. Trong The Brain, không phải tất cả mọi thứ đều là một đối tượng nghệ thuật, cũng không phải tất cả đều là đương đại. Nhưng cùng với nhau, các đồ vật lập dị trong căn phòng này chỉ ra nhiều dòng thời gian khác nhau để đưa vào các cuộc triển lãm trên khắp phần còn lại của thành phố: tuổi thọ của đồ vật và ý nghĩa của đồ vật bị hư hỏng; nghệ thuật giúp chúng ta nhớ hay khiến chúng ta quên như thế nào.
Lập trường giám tuyển mới lạ này đã cho khách tham quan biết những điều cần chú ý trên toàn bộ thành phố và điều hướng phần còn lại của chương trình rộng lớn bằng một cách độc đáo, thúc đẩy các lối tư duy mới và cách tiếp cận trên toàn bộ phần còn lại của Documenta. Bằng cách tạo ra một “huyền thoại” giữa Documenta, toàn bộ triển lãm đã trở thành một trải nghiệm khác - và The Brain đã trở thành một tầng suy nghĩ mới trong việc giám tuyển.
(Poster cho triển lãm David Hockney tại Tate Britain, 2017)
Sự kiện “bom tấn” & sự can thiệp
Một cách nhà giám tuyển tiếp cận phân kỳ đang dần xuất hiện giữa các sự kiện lớn, chẳng hạn như Tate, Pompidou hoặc MoMA và những sự kiện nhỏ hơn nhưng vẫn thuộc mục dành cho cộng đồng. Các chương trình “bom tấn” này đòi hỏi một lượng ngân sách và gây quỹ đáng kể, với sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ càng tăng, đặc biệt là khi trợ cấp công cắt tài trợ. Họ phải làm việc chăm chỉ để thu hút khán giả mới và việc gây quỹ thường phụ thuộc vào những mục tiêu khách hàng trẻ hoặc những người có thể đã cảm thấy tính lịch sử bị loại trừ bởi các bộ máy làm việc tại bảo tàng.
Ngược lại, các tổ chức nhỏ hơn đang áp dụng các cách tiếp cận mới, một phần do nhu cầu tài chính và các nhà quản lý trên khắp thế giới đang dõi theo họ. Một số tổ chức còn không dựng triển lãm, thay vào đó họ chọn tiếp cận đến những tổ chức khác như trường học, hội nghệ sĩ hoặc các nhóm nhà hoạt động xã hội. Những người khác chọn làm việc với các nghệ sĩ trong các dự án dài hạn, với kết quả khác xa so với các cuộc triển lãm điển hình, nhưng kéo dài các sự kiện, hội nghị hoặc sự kiện công cộng. Nhiều phương pháp tiếp cận do nhà giám tuyển nghệ thuật dẫn dắt dựa trên cơ sở nghiên cứu học thuật hoặc nghệ thuật - cả trong việc lập kế hoạch và thể hiện chính là kết quả cuối cùng.
Tham khảo: Sự kiện “bom tấn”
Có rất nhiều lợi ích từ một sự kiện “bom tấn” - từ báo chí đến tiềm năng lợi nhuận, như không gian thương mại và không gian được cấp phép. Một sự kiện lớn gần đây là triển lãm tại Tate Britain năm 2017, đã bán được 20.000 vé trước khi sự kiện bắt đầu; cuối cùng, nó đã thu hút gần nửa triệu du khách. Với lượng người đi bộ như vậy, các tổ chức lớn có thể mở thêm không gian thương mại - Tate Modern hiện có 5 khu thương mại, trong số đó gồm các nhà hàng và cửa hàng quà tặng của họ.
Tham khảo: Tác phẩm Ý niệm
Basis voor Aktuele Kunst, ở Utrecht, là một cơ sở nghệ thuật công cộng nhưng nhỏ. Thay vì hoạt động như một nơi để triển lãm dành cho nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật, nhiệm vụ của họ là tiếp tục thúc đẩy nghệ thuật như một trách nhiệm công cộng và chính trị. Họ tập hợp các nghệ sĩ, nhà tư tưởng và các thành viên của cải mà họ gọi là “các tầng lớp bấp bênh”.
Tại Basis, nghệ sĩ Jonas Staal muốn thành lập một "Quốc hội giả" - một quốc hội dành cho những người đã mất đi cơ hội tham gia vào những cuộc bàn luận chính phủ và liên bang truyền thống. “Hội nghị thượng đỉnh thế giới mới - Nền dân chủ không quốc tịch” diễn ra trong 3 ngày vào tháng 1 năm 2015 với sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội Basque, phe ly khai Catalan, chính trị gia người Kurd, luật sư nhập cư và các nhóm người tị nạn. Sự can thiệp và xâm lấn giữa nghệ thuật, chính trị, lịch sử và văn hóa này là một ví dụ mạnh mẽ về sự đóng góp của các tổ chức nhỏ tham gia vào những cuộc đối thoại văn hóa, mặc dù nó diễn ra khác xa với những triển lãm nghệ thuật truyền thống.
(Meric Algun Ringborg, Ö (The Mutual Letter), 2011)
Sự trỗi dậy của Biennials & người giám tuyển nổi tiếng
Phần lớn tài liệu về vị trí giám tuyển ngày nay tập trung vào các sự kiện biennials. Sự kiện Venice Biennale lần đầu tiên được thành lập vào năm 1895, khi Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế đầu tiên được tổ chức. Kể từ đó, Biennials đã trở thành một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của toàn cầu hóa thế giới nghệ thuật và thường giới thiệu những nghệ sĩ mà cho đến gần đây, khó có thể được đại diện hoặc trưng bày ở các thành phố lớn hoặc bảo tàng của thế giới nghệ thuật. Tại Biennials, du khách có thể xem các tác phẩm khơi dậy những suy nghĩ mới và mới lạ về toàn cầu hóa và các nền văn hóa khác nhau.
Sự nổi lên của Biennials trùng với sự nổi lên của các nhà giám tuyển độc lập. Người giám tuyển độc lập và những người giám tuyển nổi tiếng đang là xu hướng bổ trợ lẫn nhau — nhiều người giám tuyển có tầm ảnh hưởng ngày nay khá độc lập, chính xác là vì họ đã có một lượng kiến thức sâu rộng từ nhiều nguồn và nhiều nơi. Kết quả là, thế giới nghệ thuật coi họ là trung gian giữa các nền văn hóa khác nhau và đóng vai trò như một cầu nối giữa các thế giới (nghệ thuật) khác nhau. Nicolas Bourriaud, Maria Lind và Hou Hannu chỉ là một số giám tuyển độc lập nổi tiếng, nhiều người trong số họ đã nổi lên vào những năm 1990. Tất cả đều được giám tuyển Biennials.
Sự kiện Biennials có tính cạnh tranh cao - các nhà phê bình và nghệ sĩ liên tục tìm ra lỗ hổng, tạo ra những thách thức cho các vị giám tuyển. Các nghệ sĩ lớn hơn hoặc lâu đời hơn được giới thiệu tại Biennials có thể chiếm ưu thế, trong khi các dự án nhỏ hơn và ít tác động hơn có xu hướng bị bỏ qua. Đối với một người giám tuyển, đó là một thách thức để bổ sung - tạo ra các chủ đề thuyết phục trong các cuộc triển lãm trải dài với vô số người tham dự. Xử lý Biennials vốn đã biến động rất nhiều; và điều hướng theo tầm nhìn của người phụ trách là rất khó.
Tham khảo: “Dịch thuật”
Tác phẩm của nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Meric Algun Ringbord, The Mutual Letter, ở Biennial Istanbul trông giống như một thùng hộ chiếu. Trong mỗi "hộ chiếu" có 1.207 từ giống hệt nhau bằng tiếng Thụy Điển và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Tác phẩm thực sự là một công trình lao động đến từ tình yêu, họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu và biên soạn, đồng thời phản ánh mối quan hệ của chính cô với đối tác Thụy Điển của mình và việc cô chuyển đến Thụy Điển. Tác phẩm nói về việc chuyển đến một nơi khác, phải lòng yêu một người lớn lên ở một đất nước khác, gồm sự cố gắng thích nghi với một nền văn hóa mới. Nó phản ánh một mối quan hệ - cả cá nhân và văn hóa - có cơ sở trong việc dịch thuật. Đây là một công việc sâu sắc và mạnh mẽ, gói gọn những gì cần thiết để quản lý Biennials - để tạo ra các bản dịch, kết nối và mở rộng biên giới tri thức giữa các nền văn hóa khác nhau tại một sự kiện duy nhất - đây là những gì cần thiết để tuyên bố quan điểm cá nhân trên phạm vi toàn cầu.
Nguồn: https://www.sothebysinstitute.com/news-and-events/news/trends-in-contemporary-curating
Biên dịch: Hưng
Biên tập: Ạhndoar