-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Từ cây bách xù đến cành thông, tranh của Molly Greene thể hiện sự liên kết giữa thiên nhiên
Thực hành nghệ thuật của Molly Greene đã phát triển từ sự thể hiện con người đến những yếu tố cơ bản nhất của tự nhiên. Làm thế nào để hoạ sĩ làm được điều đó? Bằng cách lắng nghe xung quanh chính mình.
Vào khoảng năm 2019, công việc của hoạ sĩ Greene bao gồm việc giải thích tóc người qua lăng kính tự nhiên. Với một danh mục các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ những con sóng chảy và những bím tóc giống như sợi dây thừng, tác phẩm của hoạ sĩ Greene có sự xoay chuyển đặc biệt về những đặc điểm mà chúng ta thấy hàng ngày.
Molly Greene: Updraft (Bản cập nhật). Ảnh: Molly Greene, 2024, Huxley Parlor
Với việc khai mạc chương trình triển lãm cá nhân có tên gọi “Pseudopodia” (Chân giả) tại Phòng trưng bày Huxley Parlor ở London, hoạ sĩ Greene đã suy ngẫm về quá trình thực hành nghệ thuật của bản thân từ lúc quan sát đến khi hoàn thành tác phẩm.
Greene nói: “Tôi nghĩ rằng tôi đã chú ý hơn đến mối quan hệ qua lại giữa các bức tranh riêng lẻ. Khi tôi thực hiện tác phẩm cho buổi triển lãm, mỗi bức tranh có cảm giác như một suy nghĩ hoặc lời nói riêng biệt trong một cuộc đối thoại lớn hơn. Tôi cố gắng để các bức tranh cá nhân phát triển mà không bị ảnh hưởng hay áp lực quá nhiều từ nhóm”.
Hoạ sĩ Greene chia sẻ thêm: “Cách tiếp cận này phù hợp với nhiều loại không gian khác nhau trong bức tranh, từ những phần ồn ào hơn đến những phần yên tĩnh hơn, những phần mềm hơn và những phần khác thô ráp hơn. Đây thường là những cặp hoặc bộ ba bức tranh trông giống như anh em ruột, cũng như những kẻ kỳ quặc cảm thấy không thể hòa mình với phần còn lại của cả nhóm, cho đến khi những bức tranh khác bước vào và thu hẹp khoảng cách.”
Molly Greene: Spall (Mảnh đá). Ảnh: Molly Greene, 2024, Huxley Parlor.
Trước khi bắt đầu vẽ tranh cho Pseudopodia, hoạ sĩ Greene đã nhận thấy sự hiện diện của một số cây bách xù và cây thông trên sa mạc gần nhà hoạ sĩ ở Los Angeles, California. Hoạ sĩ Greene nhận ra rằng đặc điểm của những chiếc thân cây là chúng trông vẫn còn sống dù đã chết.
Hoạ sĩ Greene chia sẻ: “Khi vỏ cây bong ra, nó để lộ ra tầng phát sinh vặn xoắn, xù xì trông gần giống như đang chảy”. Với quan sát này, hoạ sĩ Greene bắt đầu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “chuyển động và tĩnh lặng” và đặc biệt là về tất cả chuyển động chứa đựng bên trong một thứ dường như tĩnh lặng hoặc vô hồn. Để chứng thực cảm giác này, hoạ sĩ bắt đầu xem các video trên YouTube về các sinh vật đơn bào được phóng to và cấu trúc vật lý mà động vật nhỏ sử dụng để di chuyển trong không gian. “Tôi được biết từ 'pseudopodia' dùng để chỉ một loại cánh tay tạm thời mà amip [sinh vật đơn bào nhỏ thường được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm] vươn ra phía ngoài rồi thu vào hoặc rút lại tùy theo mong muốn của vật chất mới,” hoạ sĩ nói.
Hoạ sĩ Greene giải thích thêm vào: “Tôi bị thu hút bởi ý tưởng rằng sự biến động liên tục của bên trong và bên ngoài có thể là một phương tiện để thể hiện sở thích hoặc mong muốn, ngay cả ở quy mô nhỏ như amip vậy".
Vì hoạ sĩ Greene áp dụng sơn acrylic thành từng lớp mỏng sử dụng airbrush (chổi phun sơn) và sử dụng màu neon sáng bên dưới các lớp tông màu trầm hơn ở trên, tác phẩm của hoạ sĩ là kết quả của sự tỉ mỉ đặc biệt.
“Có rất nhiều cách để vùi dập ý tưởng của tôi hoặc vội vã giải quyết những ý tưởng này vì các ý tưởng của tôi khá là vô định hình. Nói chung, tôi là người thiếu kiên nhẫn, vì vậy việc chờ đợi thứ gì đó xuất hiện theo tốc độ riêng của nó là điều khó khăn đối với tôi,” hoạ sĩ Greene nói.
Molly Greene: Sill (Ngưỡng cửa). Ảnh: Molly Greene, 2024, Huxley Parlor.
“Pseudopodia” là một cuộc triển lãm khiến chúng ta ngay lập tức hoàn toàn đắm chìm, cởi bỏ mọi quan điểm cũ, và chiêm nghiệm. Nội dung của các bức tranh khuyến khích chúng ta đánh giá cao chiều sâu của thiên nhiên xung quanh và xem xét hoạt động bên trong những gì tạo ra được “thiên nhiên” ấy.
Hoạ sĩ Greene không có cách giải thích cụ thể nào mà hoạ sĩ muốn khán giả tuân theo. Hoạ sĩ sẵn sàng đón nhận mọi sự tương tác với tác phẩm. “Tôi thực sự đánh giá cao việc mọi người có thể tương tác với những bức tranh vượt ra ngoài cách tiếp cận của tôi và bất cứ điều gì tôi nghĩ mình đang làm”.
Nguồn: https://www.itsnicethat.com/articles/molly-greene-pseudopodia-art-project-140524
Biên dịch: Huyền Trịnh