VN | EN

Tin tức

Tranh ngày Tết truyền thống

Những bức tranh này có thể đã quen thuộc với bạn rồi. Những bức tranh này xuất hiện ở rất nhiều nhà hàng Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới và thường được treo những ngày lễ Tết.

Truyền thống làm tranh Đông Hồ đã thành thương hiệu của lịch sử Việt Nam, gắn liền với làng nghề Đông Hồ. Chính những bức tranh này đã làm làng Đông Hồ trở nên nổi tiếng khắp Việt Nam cũng như trên thế giới. Thực sự, chỉ có làng Đông Hồ mới có thể tạo ra những bức tranh Đông Hồ chính hiệu. 

Làng Đông Hồ ở Hà Bắc, một tỉnh ở phía bắc Hà Nội. Tại nơi đó, ngoài những bức tranh tuyệt đẹp này, bạn có thể tận hưởng cảnh quan và luồng không khí trong sạch của địa phương nơi đây. Tuy nhiên, khi mọi người nói đến làng Đông Hồ, họ nghĩ ngay đến những bức tranh Đông Hồ truyền thống này. Để làm ra một bức tranh Đông Hồ sẽ khá là phức tạp. Chúng được tạo ra theo những công đoạn sau đây

Công đoạn tạo nên bản in

Bản in được làm ra bởi lớp sơn địa phương và sơn lên một tấm gỗ khắc, sau đó ép tấm gỗ lên một tờ giấy. Bản in sẽ được để khô sau mỗi một lớp màu, thường thì họ dùng ba đến năm màu để tạo nên một bản in.

Miếng gỗ khắc

Miếng gỗ khắc này được làm nên từ cây thị, một chất gỗ mềm và dẻo dai. Tấm gỗ sẽ được sử dụng như một tấm in, với mỗi miếng dành riêng cho từng màu, hình in và kích cỡ riêng của nó. Họ thường chứa những tấm gỗ này trên giá gỗ tại xưởng in, trong số đó có một vài miếng in đã có tuổi thọ hơn 200 năm rồi! Khắc gỗ là một thể loại nghệ thuật gia truyền từ những người thầy truyền lại cho những thế hệ trẻ nối tiếp. Đến làng nghề Đông Hồ, bạn có thể thấy nhiều lứa trẻ đang dần học tay nghề, tiếp nối truyền thống tới thế hệ sau.

Giấy in

“Giấy dó”, là một loại giấy được làm từ sợi thân gỗ cây dó - một loài cây có ở miền bắc Việt Nam. Từng tờ giấy được làm ra từ vỏ thân gỗ lột khỏi thân cây, ngâm trong một cái ao trong vòng một tháng. Sau đó, nó được ngâm trong nước vôi trong hai tuần, sau đó là một đợt láng nước để có bột giấy. Sau khoảng mười ngày, bột giấy đó được đổ vào một tấm khung để chồng nhiều lớp bột giấy thêm vài ngày. Tiếp theo, chồng giấy đó được dựng để khô, rồi được ép phẳng bởi một loại cối đá.

Khổ giấy đó sẽ được phủ bởi một lớp bột được làm từ một loại vỏ sò Hải Phòng. Vỏ sò được chuyển tới làng Đông Hồ và được đắp kín bùn trong hai năm. Loại bột này được nghiền trong cối đá rồi được sàng trong một bể nước, sau đó họ ép thành những khối tròn nặng gần một cân rồi để phơi khô.

Cọ sơn

Những bản in thường được làm từ những chiếc cọ được làm từ gỗ thông. Loại cọ này được làm từ lá thông sấy khô buộc với nhau. Chiếc cọ vẽ này được làm từ một ngôi làng lân cận. Đầu cọ bằng lá thông này được cùng với nước muối bằng búa để làm đầu cọ đủ mềm để buộc vào với nhau và có một đầu cọ phẳng.

Sơn

Chính loại tranh truyền thống này với sự giản dị tạo nên một năng lương và kĩ thuật tạo hình cùng màu sắc rực rỡ này được làm từ lá tre, hoa quả địa phương, hoa và lá. Sơn được trộn trong những chiếc vại lớn bằng đất nung. Màu sơn được pha bằng tay và mỗi nghệ nhân đều có công thức riêng của họ. Màu sơn đỏ được làm từ đá soi, một loại đá mềm lân cận. Màu sơn xanh được làm từ lá chàm tìm thấy ở các vùng dân tộc thiểu số. Cả hai loại sơn này dều phải được ngâm trong nồi đất vài năm và lọc hết các tạp chất.

Màu vàng thường lấy từ cây hòe có hoa nhỏ như hạt gạo. Những bông hoa này sẽ được rang lên cho đến khi chuyển sang màu vàng nâu. Khi ta cho nước vào và đun sôi lên sẽ thấy được màu vàng. Nước cốt của hoa được lọc và loại bỏ bã. Màu tím đến từ quả mồng tơi. Màu sơn đen được lấy từ cây trúc. Khi cây tre rụng lá, người ta đem đốt thành lọ rồi vẩy nước lên, cho vào hũ sành tráng men rồi đổ nước đầy một nửa. Sau một năm, nước sẽ được lọc và ta có một loại mực đen, trộn với keo gạo nếp để sử dụng.

Họ xay gạo nếp thành bột mịn rồi trộn với nước để gạo để thành keo gạo. Khi bột gạo lắng xuống đáy, phần nước trong được hớt bỏ hàng ngày để ngăn các chất bên trong lên men.

Từng câu chuyện mà mỗi bản in để lại đều là một dấu mốc ấn tượng trong lịch sử. Những bản in này thực sự mang theo lịch sử Việt Nam, là một dấu ấn đối với từng lễ Tết cho thế hệ trẻ nối tiếp qua từng câu chuyện. Chủ đề về hạnh phúc, phát tài phát lộc thường là những chủ đề phổ biến nhất trong loại tranh in này.

Hằng năm, khi Tết đến gần, những người dân trong ngôi làng đó đều bận rộn làm ra những bản in Tết truyền thống và chuyển chúng đến Hà Nội để bán và phân phát đi khắp cả nước, giữ cho truyền thống dòng máu Việt sống mãi. Tranh Đông Hồ là một cái gì đó không thể thiếu trong ngày lễ Tết Việt Nam được.

Nguồn: http://baotanglichsu.vn/en/Articles/3181/17724/traditional-new-year-painting.html

Biên dịch: Hưng

Biên tập: Ahndoar

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon