-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Tranh cung đình Ấn Độ gây kinh ngạc với chi tiết và màu sắc đẹp mắt tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Phần 1)
Một cuộc triển lãm độc đáo cuối cùng cũng đã khai mạc tại một trong những bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới. Triển lãm “Indian Skies: The Howard Hodgkin Collection of Indian Court Painting” (Bầu trời Ấn Độ: Bộ sưu tập tranh cung đình Ấn Độ của Howard Hodgkin) đang được mở cửa tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (còn được gọi là The Met) ở New York, giới thiệu một khía cạnh nghệ thuật Nam Á khác đảm bảo sẽ khiến du khách say mê và tò mò.
Hơn 120 bức tranh được trưng bày là một phần trong bộ sưu tập lớn và phong phú của Howard Hodgkin, một hoạ sĩ người Anh nổi tiếng, người đã dành thời gian sáng tạo của mình để sống ở Ấn Độ. Hoạ sĩ Hodgkin đã vẽ tranh là làm việc trên các bản in cùng với các học giả và hoạ sĩ hàng đầu của Ấn Độ và trong quá trình đó, hoạ sĩ đã sưu tập một loạt các bức tranh cung đình từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, với điểm nhấn là hình ảnh con voi.
120 tác phẩm nghệ thuật được sắp xếp trong ba phòng trưng bày, mỗi phòng trưng bày đại diện cho những khoảng thời gian khác nhau mà những bức tranh phức tạp nhưng độc đáo này được tạo ra.
”Sultan Muhammad Adil Shah and Ikhlas Khan Riding an Elephant”, 1645. Tác giả Haidar Ali và Ibrahim Khan. Ảnh: The Met
Trong phòng trưng bày đầu tiên, “Mughal and Deccan Court Painting” (Tranh cung đình Mughal và Deccan), mỗi tác phẩm đều có màu sắc rực rỡ và chi tiết tinh xảo, đặc biệt là trong các tác phẩm như “Sultan Muhammad ‘Adil Shah and Ikhlas Khan Riding an Elephant” (Quốc vương Muhammad 'Adil Shah và Ikhlas Khan Cưỡi voi) (khoảng năm 1645) của Hadar 'Ali và Ibrahim Khan, một bức tranh phức tạp được thực hiện bằng mực, màu nước đục và vàng trên giấy. Trong tác phẩm này, người ta thấy Quốc vương (giống như một vị thánh do được xuất hiện với vầng hào quang bao quanh đầu) ngồi trên một con voi mặc trang phục đẹp đẽ và đi cùng với một tướng quân có vai trò quan trọng trong chính quyền. Nhưng điều hấp dẫn nhất phải nói là màu sắc, thiết kế và đường nét chính xác mà bức tranh mô phỏng, tất cả đều được thực hiện theo phong cách nghiêm ngặt nhưng đậm chất họa sĩ, chứng tỏ tầm quan trọng của bức tranh cung đình trong thời kỳ đó.
Tác phẩm thứ hai, mang tên “Krishna Dances on the Head of Kaliya” (Krishna khiêu vũ trên đầu Kaliya), minh họa cho Harivamsa (Câu chuyện về Hari) (khoảng 1590–95), được thực hiện bằng màu đục và vàng trên giấy, vẽ nên một khung cảnh giữa thiện và ác, tất cả đều diễn ra trong khung cảnh ngôi làng thời trung cổ. Người ta có thể nhìn thấy một cách sống động thần Krishna màu xanh đậm trên đầu một con rắn khổng lồ có năm đầu, trong khi dân làng đang vô cùng vui mừng trước cảnh tượng này. Tác phẩm được thực hiện với tất cả các chi tiết mà người ta có thể tìm thấy trong một bức tranh thời Phục hưng Ý: hậu cảnh là những ngôi nhà làng và động vật trang trại, một cái cây được vẽ tinh xảo ở tiền cảnh và những mô tả chi tiết khác về sóng, cá và nhím biển xuyên suốt hầu hết bức tranh – tất cả đều được tạo ra bằng kỹ năng và nỗ lực tối đa.
Krishna nhảy múa trên đầu Kaliya; Minh họa cho Harivamsa (Câu chuyện về Hari) (khoảng 1590-95). Ảnh: The Met.
Bức tranh “Khwaja Umar Saved from Pursuers” (Khwaja Umar được cứu khỏi những kẻ truy đuổi), (minh hoạ cho câu chuyện “Những cuộc phiêu lưu của Hamza”), (khoảng năm 1602), được cho là được vẽ một phần bởi Kesu Das, một họa sĩ Ấn Độ. Bức tranh này là một tác phẩm nghệ thuật nữa được sáng tạo và cân nhắc đến từng chi tiết: các nhân vật tích cực tương tác với nhau theo phong cách của bức tranh “Pieter Bruegel the Elder”, trong khi những nét vẽ mạnh mẽ của mây, gió và ánh sáng gợi nhớ đến tranh phong cảnh ấn tượng của J.M.W. Turner - những ví dụ về ảnh hưởng của châu Âu mà hoạ sĩ chuyển thể từ các bản in và tranh vẽ mà hoạ sĩ quan sát được trong quá trình học.
Xem thêm phần 2 tại đây
Nguồn: https://iexaminer.org/indian-court-paintings-astound-with-fine-detail-and-color-at-the-met/
Biên dịch: Huyền Trịnh