-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Tranh chân dung ở Florence vào cuối những năm 1400 (Phần 1)
Khái quát
Ở Tây Âu, vẽ tranh chân dung đã biến mất từ sau sự sụp đổ của nền văn minh La Mã. Chỉ những hình tượng như các vị thánh, Đức Trinh Nữ, Chúa hài đồng, các thiên thần hoặc ác quỷ,... mới được vẽ lại. Mặc dù những người cai trị, như là các hoàng đế La Mã và Byzantine, được phép đưa chân dung của mình lên trên đồng tiền thời bấy giờ. Có ý kiến cho rằng chân dung không phải là yếu tố quyết định trong việc nhận dạng trong thời Trung Cổ. Địa vị trong cuộc sống, mối quan hệ gia đình và địa phương, nghề nghiệp, đó mới là những yếu tố quyết định. Thế nhưng những bức tranh chân dung được tìm thấy vào khoảng năm 1450 đến 1500, một nghìn năm sau sự sụp đổ của La Mã cổ đại, đã thể hiện sự thay đổi trong quan niệm về danh tính cá nhân.
Những bức chân dung đầu tiên đặt trên các bàn thờ nguyện, mô tả hình ảnh những người theo đạo quỳ gối cầu nguyện trước Đức Trinh Nữ hoặc các vị thánh khác. Tuy nhiên, phải đến thời kì Phục Hưng, hoạ sĩ bắt đầu sáng tác các bức chân dung mang tính cá nhân. Đây là lần đầu tiên kể từ thời Cổ đại, nhân loại tìm kiếm "sự đồng điệu" cho nhiều mục đích khác nhau. Từ đó, tranh chân dung đã trở thành một một món hàng trong giới quý tộc và đồng thời chúng được sử dụng như lời tuyên bố về sự giàu có và địa vị của họ. Nhất là khi tranh chân dung được các nhà quý tộc sử dụng để chọn ra “cô dâu tương lai" của họ. Nhiều cặp đôi đã được "giới thiệu" cho nhau qua tranh vẽ. Sau này, các bức tranh chân dung thường được sử dụng với mục đích để lưu giữ hình ảnh về người thân yêu của họ. Bức tranh chân dung mang tính cá nhân đầu tiên là về Lara, người yêu của nhà thơ Petrarch, được vẽ bởi hoạ sĩ Simone Martini. Ngày nay, chúng ta thấy các tác phẩm ngày càng cố gắng truyền tải không chỉ ngoại hình mà còn cả tính cách và tâm hồn nhân vật.
(Sandro Botticelli, người Ý, 1446 - 1510, Portrait of a Youth, c. 1482/1485, tempera trên bảng gỗ)
1. Ginevra de 'Benci của hoạ sĩ Leonardo da Vinci
(Leonardo da Vinci, người Ý, 1452 - 1519, Ginevra de 'Benci [mặt trước], c. 1474/1478, sơn dầu trên bảng gỗ)
Cô gái trong bức tranh chân dung này là con gái của một chủ ngân hàng giàu có ở Florentine, và bức chân dung của cô, hiện đang được trưng bày ở Mỹ, có lẽ được đặt vẽ về thời điểm kết hôn của cô ở tuổi 16. Bức chân dung là một trong những thử nghiệm đầu tiên của ông với chất liệu sơn dầu. Một số nếp nhăn trên bề mặt cho thấy ông vẫn đang học cách kiểm soát nó. Tuy nhiên, sự quan sát kỹ lưỡng về khuôn mặt của Ginevra, cũng như kĩ thuật của ông trong bức tranh này, không phải là điều tạo nên nghệ thuật của Da Vinci dưới thời Phục Hưng. Ginevra được vẽ lại với những bức màn khói tối đậm dần ra sau, không phải bằng đường nét hay bằng sự chuyển đổi đột ngột của màu sắc hoặc ánh sáng.
Các đặc điểm khác trên chân dung Ginevra cho thấy Leonardo thời trẻ là một người cách tân. Hoạ sĩ đặt mẫu vào một khung cảnh ngoài trời, lúc này là thời điểm mà Ginevra vẫn được gia đình bao bọc, phong cảnh chỉ được tả thoáng qua. Tư thế ba phần tư, thể hiện sự vững chãi, là một trong những tư thế đầu tiên trong tranh chân dung của Ý, được sử dụng để vẽ cho cả hai giới tính.
Theo thời gian, bức tranh đã xuống cấp, thế nên một phần bàn tay của Ginevra bị mất đi. Một bức vẽ khác của Leonardo còn sót lại, mô tả dáng vẻ của cô ấy đang cầm một cành hoa nhỏ, màu hồng, loài hoa thường được dùng trong các bức chân dung thời Phục Hưng để tượng trưng cho sự tận tâm hoặc đức hạnh. Khuôn mặt của Ginevra được bao quanh bởi những chiếc lá nhọn, màu xanh của một bụi cây bách xù, màu xanh lá cây dần chuyển nâu theo thời gian. Juniper đề cập đến sự trong trắng của cô ấy, đức tính của một người phụ nữ thời Phục hưng, và chơi chữ tên của cô ấy. Tiếng Ý cho cây bách xù là ginepro.
Phần lớn các bức chân dung phụ nữ được sáng tác vào một trong hai trường hợp: đính hôn hoặc kết hôn. Chân dung đám cưới có xu hướng được vẽ theo cặp, người phụ nữ ở phía bên phải. Vì vậy, trong tranh, Ginevra quay mặt sang phải, bức chân dung này có nhiều khả năng là kỷ niệm lễ đính hôn của cô ấy. Tuy nhiên, sự giản dị của cô ấy có phần đáng ngạc nhiên. Bởi vì thông thường, các đồ trang sức, đồ thổ cẩm sang trọng và những chiếc váy cầu kỳ là một phần của việc trao đổi của hồi môn và thể hiện sự giàu có của một gia đình.
2. Wreath of Laurel, Palm, and Juniper with a Scroll inscribed Virtutem Forma Decorat của hoạ sĩ Leonardo da Vinci
(Leonardo da Vinci, người Ý, 1452 - 1519, Vòng hoa nguyệt quế, Cây cọ và Cây bách xù với một cuộn ghi Virtutem Forma Decorat [mặt sau], c. 1474/1478, tempera trên bảng gỗ)
Ở mặt sau của bảng gỗ được nhắc tới ở trên là một "bức chân dung" thứ hai, một hình ảnh biểu tượng liên kết giữa Ginevra và chồng của cô, Bembo. Vòng nguyệt quế và cây cọ, biểu tượng của trí tuệ và đạo đức, là phương tiện biểu tượng cá nhân của Bembo. Đây là khung hình cành bách xù của Ginevra. Cuốn xung quanh cả ba là một cuộn giấy có dòng chữ La-tinh VIRTUTEM FORMA DECORAT (sắc đẹp tô điểm cho đức hạnh). Nó là một câu nói về Ginevra, nhưng được vẽ thành một khẩu hiệu có nội dung "đức hạnh và danh dự." Phương châm trước đó của Bembo là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy chính ông là người đã giao cho cho Leonardo trang trí bức chân dung ngược. Ai đặt vẽ mặt trước của tranh? Chúng tôi không thể nói một cách chắc chắn. Mặc dù Bembo có thể đã đặt vẽ, nhưng nhiều khả năng nó đã được anh trai của Ginevra đặt vào thời điểm cô đính hôn.
Ban đầu, Leonardo rất độc đáo trong việc sử dụng các ngón tay của mình để pha sơn dầu trên tranh, nhưng ngay sau đó kĩ thuật này đã trở nên phổ biến. Ở đây, nơi bầu trời được miêu tả cùng bụi cây bách xù trên vai Ginevra, chúng ta có thể nhìn thấy dấu tay của anh ấy. Các dùng sơn hòa với nhau cho phép anh tạo ra những chuyển đổi mềm mại - và tái tạo thế giới tự nhiên một cách thuyết phục hơn bao giờ hết.
3. Portrait of a Man của hoạ sĩ Andrea del Castagno
(Andrea del Castagno, người Ý, trước 1419 - 1457, Chân dung một người đàn ông, c. 1450, tempera trên bảng gỗ)
Ngày nay, chúng ta đã quen với việc bắt gặp những ánh mắt của những người đàn ông và phụ nữ nhìn chúng ta từ những bức chân dung, nhưng điều này không phải lúc nào cũng như vậy. Những bức chân dung đầu tiên của thời Phục hưng đã thường vẽ những người mẫu có một khuôn mặt nghiêm ngặt, trong khi vẫn duy trì một sự tôn trọng thứ bậc phù hợp so với địa vị cao. Vào khoảng những năm 1430, các nghệ sĩ ở Bắc Âu bắt đầu áp dụng tư thế ba phần tư, có thể truyền tải cá tính nhân vật nhiều hơn. Tuy nhiên, ở Ý, góc nhìn chính diện vẫn tiếp tục phổ biến. Tranh chân dung của Castagno - là một trong những bức chân dung có ba góc nhìn sớm nhất từ Ý còn tồn tại, nó cũng là một trong hai bức duy nhất được biết đến cho đến khi có sự xuất hiện của Ginevra de ’Benci bởi Leonardo (và một bức chân dung phụ nữ khác của Botticelli) khoảng 25 năm sau đó.
Trong bức tranh này, ta thấy được tính cách cứng rắn của người đàn ông gần như được thể hiện một cách mạnh mẽ. Khuôn mặt của anh ta bao gồm các mặt góc cạnh được chiếu sáng rực rỡ, và được phác họa sắc nét như chạm nổi các đặc điểm của anh ta, như có thể sờ thấy được. Gương mặt anh thể hiện sự tự hào, hoạt bát, dễ dàng thu hút ánh nhìn của người xem.
Xem phần 2 tại:https://vanvi.com.vn/tranh-chan-dung-o-florence-vao-cuoi-nhung-nam-1400-phan-2
Nguồn: https://www.nga.gov/features/slideshows/portrait-painting-in-florence-in-the-later-1400s.html#slide_1
Hưng