-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
THE ROTHKO ROOM
Phòng triển lãm cá nhân Rothko trưng bày bốn bức tranh theo chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của Mark Rothko và phản ánh sở thích trưng bày nghệ thuật của hoạ sĩ “trong một khung cảnh của cuộc sống bình thường”.
Sự đồng cảm của Duncan Phillips đối với các bức tranh của Mark Rothko cho thấy sự thấu hiểu của người sưu tập về tác động cảm xúc của màu sắc. Năm 1957, Phillips tổ chức triển lãm nhóm đầu tiên của mình trong đó bao gồm cả các tác phẩm của Rothko và ông đã mua Green and Maroon (1953) từ triển lãm đó. Năm 1960, ông mua lại Green and Tangerine on Red (1956) và Orange and Red on Red (1957) từ một buổi tham quan cá nhân được tổ chức tại bảo tàng. Khi nhìn vào các bức tranh của Rothko, Phillips đã viết, "Những gì chúng ta nhớ lại không phải là những ký ức mà là những cảm xúc cũ bị xáo trộn hoặc đã rời rạc - một số cảm giác an lành đột nhiên bị che khuất bởi một đám mây - màu vàng hoàng thổ tràn ngập một cách kỳ lạ với một vệt xám đang dần lấn chiếm khoảng không gian của màu hồng hoặc ngọn lửa đang tắt dần, biến thành một vầng sáng của than hồng, hoặc ánh sáng khi màn đêm buông xuống ”.
Năm 1960, khi Phillips làm việc với kiến trúc sư Wyeth và King để thiết kế một tòa nhà liền kề để chứa bộ sưu tập ngày càng tăng của mình, ông đã chỉ định một phòng riêng biệt cho các bức tranh của Rothko, khiến không gian của Phillips trở thành bảo tàng đầu tiên của Mỹ có thiết kế một không gian riêng cho tác phẩm của nghệ sĩ. Nó là một căn phòng nhỏ, với một bức tranh trên mỗi bức tường (Ocher and Red on Red (1954) được thêm vào khi mua vào năm 1964), có ánh sáng mờ để tăng cường sự cộng hưởng của màu sắc và ghế để xem trong thời gian dài. Ngay từ đầu, căn phòng đã được dự định là một không gian thiền định, thậm chí còn được Phillips gọi là một kiểu “nhà thờ”.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống John F. Kennedy năm 1961 đã xảy ra một trận bão tuyết. Rothko sải bước vào bảo tàng trong đôi ủng Wellington của mình. Ông ấy tận dụng cơ hội này để thảo luận về việc sắp xếp các tác phẩm của mình với Duncan Phillips, đề xuất rằng nên giảm ánh sáng xuống và nên có một chiếc ghế dài đơn giản bằng gỗ thay vì nhiều chiếc ghế trong phòng. Băng ghế đó vẫn còn trong Rothko Room đến tận ngày nay.
Không gian này đem đến một tiêu chuẩn cho các phòng trưng bày tương lai cho hoạ sĩ ở các địa điểm khác, nhưng phòng của Phillips vẫn là nơi duy nhất hiện có các bức tranh của Rothko được thiết kế với sự cộng tác của chính hoạ sĩ. Với việc khai trương Tòa nhà Sant vào năm 2006, các bức tranh đã được chuyển đến một phòng trưng bày trên tầng hai của tòa nhà mới, nhưng có cùng kích thước, cùng hướng từ đông sang tây, và nằm ở phía tây cách xa đường phố có cửa sổ ở bức tường phía bắc như đã được thiết kế vào năm 1960. Phòng Rothko về cơ bản vẫn không thay đổi về quy mô và đặc điểm, tiếp tục thu hút khách tham quan, tạo cơ hội để chiêm ngưỡng trong sự yên tĩnh.
Biên dịch: Đạt
Biên tập: Hiếu - Huyền
Nguồn: https://www.phillipscollection.org/curation/rothko-room