Tin tức

Sơn mài - Một nghệ thuật kỳ công của Việt Nam

Từng được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực trang trí các đồ vật bằng gỗ, tranh sơn mài đã phát triển trong thế kỷ trước để trở thành một loại hình nghệ thuật độc lập ở Việt Nam, đến mức ngày nay nó được coi là kỹ thuật hội họa quốc gia.

Sơn mài truyền thống của Việt Nam sử dụng trong vẽ tranh được tạo ra bằng cách trộn nhựa cây từ cây sáp Nhật Bản với bột màu tự nhiên để tạo ra các loại sơn có màu sắc khác nhau.

Nguyễn Thanh Bình, một họa sĩ sơn mài, cho biết: “Nhựa từ cây sáp Nhật Bản ban đầu được người Việt cổ dùng làm dung môi để phủ trên đồ trang trí bằng gỗ.”

“Người Pháp là những người đầu tiên phát hiện ra các đặc tính của nhựa tương tự như đặc tính của dầu hạt lanh, một chất liên kết phổ biến được sử dụng trong sơn dầu.”

Vào những năm 1920, sơn mài đã trở nên nổi bật như một loại hình nghệ thuật ở Việt Nam, thông qua những tác phẩm của “cha đẻ của nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam” Nguyễn Gia Trí, người từng học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội với giáo sư người Pháp Joseph Inguimberty.

Họa sĩ không bao giờ có thể đoán trước được thành quả cuối cùng của tranh sơn mài truyền thống Việt Nam, vì những kết quả đáng ngạc nhiên có thể đạt được nằm ngoài tầm kiểm soát của người họa sĩ.

Nguyễn Thanh Bình: “Có những hiệu ứng không thể bắt được trong ảnh và phải tận mắt chiêm ngưỡng.

“Vẻ đẹp bí ẩn và huyền ảo của sơn mài truyền thống đã làm say lòng biết bao thế hệ họa sĩ và những người yêu nghệ thuật trên khắp thế giới”.

Tuy nhiên, không phải nghệ nhân nào cũng có đủ kiên nhẫn và đam mê trong quá trình gian khổ để làm nên một bức tranh sơn mài truyền thống.

Những thách thức lớn

Sơn mài truyền thống của Việt Nam yêu cầu độ ẩm ở mức 80%, khiến làm việc với sơn mài trở nên khó khăn đối với các họa sĩ sống ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam, nơi có mùa đông khô hạn khiến việc tạo ra các tác phẩm sơn mài gần như không thể.

Nghệ nhân sơn mài Lê Cự Thuần cho biết: “Không khí khô làm xỉn màu và làm cho bề mặt của bức tranh sơn mài khô nhanh hơn so với các lớp bên dưới, điều này làm hỏng tác phẩm.

Một số họa sĩ phải đối phó với vấn đề này bằng cách xây dựng những phòng ‘ủ’ đặc biệt, nơi có thể kiểm soát độ ẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc sơn mài quanh năm.

“Một bức tranh sơn mài có thể mất hàng tháng để hoàn thành, tùy thuộc vào kỹ thuật được sử dụng và số lượng lớp sơn mài,” Thuận nói.

Những họa sĩ dành tâm huyết để làm nghệ thuật sơn mài thường bị các bệnh về da như kích ứng, dị ứng, lở loét do độc tính của sơn mài truyền thống Việt Nam.

Lê Anh Cần, một họa sĩ sơn mài ở trung tâm thành phố Huế cho biết: “Tôi không thể đếm được những lần mình bị thương với khuôn mặt sưng tấy vì tiếp xúc với sơn mài.

Có lần, Cần phải nhập viện cả tháng để điều trị vết thương sưng tấy trên da khi vẽ tranh sơn mài.

Nhiều họa sĩ đã từ bỏ việc theo đuổi nghệ thuật sơn mài do khó khăn này, trong khi những người khác chọn sơn mài được sản xuất công nghiệp để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe liên quan đến sơn mài truyền thống.

Nghệ sĩ sơn mài Nguyễn Hiền, người gần đây đã xuất bản cuốn sách ảnh tổng hợp những tác phẩm để đời của mình với sơn mài cho biết: “Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi thời tiết khô hanh, đặc biệt là khi bạn ở trong phòng điều hòa nhiệt độ.

“Nhưng tôi phải làm gì đây? Đó là niềm đam mê."

Nguồn:https://tuoitrenews.vn/news/lifestyle/20181123/son-mai-the-painstaking-vietnamese-art-of-lacquer-painting/47842.html 
Biên dịch: Khanh
Biên tập: Huyền

 

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon