VN | EN

Tin tức

Những bức tranh tường từ triều đại Tudor bị lãng quên được phát hiện trong không gian gác xép của Đại học Cambridge

Những tác phẩm nghệ thuật chẳng hề được nhìn thấy trong suốt 300 năm qua nay đã xuất hiện trở lại trong quá trình trùng tu trường Christ's College.

(Những bức tranh treo tường được các công nhân phát hiện ra trong quá trình trùng tu trường gần đây thể hiện ba thiết kế vương miện. Ảnh: Tobit Curteis Associates LLP)

Các công nhân đang khôi phục lại một không gian gác xép tại trường Christ's College của Đại học Cambridge đã phát hiện ra những bức tranh tường hiếm hoi đầu được sáng tác từ đầu thế kỷ 16 chưa từng được nhìn thấy trong gần ba thế kỷ qua.

Christina Faraday, một nhà sử học nghệ thuật Cambridge chuyên về văn hóa vật chất và hình ảnh thời Tudor, cho biết: “Điều này thực sự quá bất ngờ”. “Trường Christ's College hiện đang cải tạo khu vực lâu đời nhất - phần cổ nhất của sân trước - có niên đại từ đầu thế kỷ 16, và những công nhân xây dựng trong khi đang dỡ bức tường xuống thì tìm thấy những bức tranh này".

Các bức tranh cổ có ba họa tiết hình vương miện gắn liền với triều đại Tudor: một bông hồng Lancastrian màu đỏ, một cổng portcullis (một cánh cổng trĩu nặng từ thời cổ) và một hoạ tiết còn lại trông có vẻ giống hoa huệ. Những lưu trữ cuối cùng của trường về những tác phẩm nghệ thuật này là khoảng năm 1738.

(Vương miện theo hình cánh cổng portcullis có liên quan tới Quý bà Margaret Beaufort, người thành lập trường Christ’s College vào năm 1505. Ảnh: Tobit Curteis Associates LLP.)

Với chiều rộng 6 mét, các mô-típ trang trí được sơn trên thạch cao và được bao phủ một phần bởi dầm gỗ. Không gian gác xép nằm ở nơi có thể là bức tường phía tây bắc của thư viện ban đầu của trường đại học.

Faraday cho biết: “Tranh treo tường là một hình thức trang trí tương đối rẻ tiền do đó hiếm khi được bảo tồn một cách có chủ ý”. “Bây giờ chúng ta có thể đánh giá cao những tác phẩm nghệ thuật này vì giá trị lịch sử và những gì các bức tranh này tiết lộ về nghệ thuật triều đại Tudor ngoài những bức tranh chân dung truyền thống.”

Mỗi một trong ba loại hoạ tiết kể trên đều có mối liên hệ lịch sử với nhà Tudors. Ví dụ, khung lưới sắt là huy hiệu của gia đình Beaufort, bao gồm Henry VII, vị vua Tudor đầu tiên của nước Anh, trị vì từ năm 1485 đến 1509. Mẹ của ông, Quý bà Margaret Beaufort, đã thành lập lại trường Christ's College vào năm 1505.

Faraday trao đổi với báo chí: “Những bức tranh này là một ví dụ cực từ thời xa xưa về một thứ mà chúng ta coi là hiện tượng của thời kỳ hiện đại, đó là tiếp thị và xây dựng thương hiệu”. “Henry VII gần như có rất ít khả năng có thể lên ngôi được - quyền lực của ông gần như chẳng có gì - và ông ấy đã sử dụng những biểu tượng này” để thiết lập xác nhận và thúc đẩy quyền hành của mình.

Faraday cho biết Henry VII có thể đã tạo ra hoa hồng Lancastrian sau chiến thắng của ông trong Cuộc chiến hoa hồng, một loạt cuộc nội chiến trong thế kỷ 15 giữa hai nhà đối thủ là Lancaster và York để giành quyền kiểm soát ngai vàng nước Anh. Chiến thắng đã dẫn đến sự trỗi dậy của triều đại Tudor, và nhà vua có thể đã sử dụng hoa hồng Lancastrian làm biểu tượng của chủ nghĩa York, hoa hồng trắng. Hình ảnh này sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong thương hiệu gia đình, vì bông hồng Tudor đã trở thành biểu tượng cho cuộc hôn nhân của Henry VII với Elizabeth xứ York vào năm 1486.

Cuối cùng, hoa bách hợp “đã đại diện cho các vị vua Anh kể từ thời Edward III, khi họ cũng tự xưng là vua của nước Pháp,” trường Christ's College cho biết.

Sự thành công của thương hiệu Tudor đã nói lên tất cả. Thậm chí ngày nay, những họa tiết này vẫn còn được gắn liền với trường Christ's College.

(Hoa hồng đỏ Lancastrian cùng với vương miện hoàng gia. Ảnh: Tobit Curteis Associates LLP)

Simon McDonald, hiệu trưởng của trường Christ's College, cho biết: “Tại Christ's College, chúng tôi coi trọng mọi bằng chứng về người sáng lập của chúng tôi”. “Bằng chứng mong manh nhất này đã tồn tại được do chúng đã được ẩn giấu. Sau khi khôi phục cơ bản, chúng tôi sẽ cất giữ các bức tranh một lần nữa, biết đâu đấy chiếc hộp thời gian này sẽ lại được khám phá lại sau 300 năm nữa.”

Các bức tranh sẽ không được trưng bày do vị trí của phần gác mái có thể coi là hơi hẻo lánh. Một chuyên gia sẽ tư vấn cho trường về cách bảo tồn và duy trì các tác phẩm nghệ thuật này trong tương lai.

 

Biên dịch: Huyền Trịnh

Nguồn: https://www.smithsonianmag.com/smart-news/tudor-wall-paintings-resurface-at-a-cambridge-college-after-300-years-180983588/

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon