-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Những bức tranh chân dung theo chủ nghĩa tân hiện đại của Heenang heesoo Kim phản ánh những lo lắng trong cuộc sống hàng ngày
Vừa táo bạo vừa hiện đại, các bức tranh chân dung lấy cảm hứng từ hội họa Lập thể của họa sĩ Heenang heesoo Kim thể hiện một cách đầy cảm xúc sự căng thẳng của những người đang đấu tranh sống chung với áp lực của cuộc sống bình thường. Chúng phản ánh một cách kỳ lạ điều mà triết gia người Pháp Jean-Paul Sartre đã mô tả là “địa ngục khi trở thành người khác” trong vở kịch No Exit năm 1944.
Không gian của buổi triển lãm cá nhân “Normal Life” tại phòng trưng bày Unit London, 2022 của Heenang Heesoo Kim
Với tầm bằng BFA về quảng cáo và thiết kế của Đại học Konkuk ở Seoul, họa sĩ tự học Heenang heesoo Kim trước tiên làm việc trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ngay từ lúc này, họa sĩ đã bị cuốn hút vào việc chụp chân dung vì anh muốn hình ảnh hóa những câu chuyện thường ngày. Năm 2014, ở tuổi 30, họa sĩ bắt đầu vẽ tranh và nhận thấy rằng cách thức này giúp các bức chân dung của anh có chiều sâu hơn và tự do thể hiện cảm xúc hơn. Kể từ đó, anh xuất hiện nhiều hơn tại các triển lãm tranh cá nhân ở Seoul và nhanh chóng tạo được ảnh hưởng trong giới nghệ thuật London sau khi được đại diện cho Unit London vào năm 2021. Triển lãm cá nhân đầu tiên của anh với phòng trưng bày nghệ thuật "Normal Life", đã diễn ra hồi tháng 9 vừa qua và đánh dấu một hành trình mới trong hành trình sáng tác nghệ thuật mang màu sắc hiện thực của họa sĩ.
(Từ trái qua phải) Tác phẩm “Untitled” (Tip toeing) và “Untitled” (People) (2022) của Heenang Heesoo Kim
Gợi nhớ đến bức chân dung đột phá “Portrait of Gertrude Stein” (1905–06) của Pablo Picasso, các bức tranh của Kim chủ yếu về con người với nét hiện đại. Trong triển lãm “The other side of my mind” tại Everyday Monday ở Seoul vào năm 2022, Kim đã chạm đến những xung động đen tối của cuộc sống hàng ngày trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19. Trong các bức tranh, các chủ thể mang biểu hiện của sự đau đớn trên nền tranh màu đen, truyền tải thẳng thắn sự điên rồ và nỗi sợ hãi hiện sinh mà nhiều người đã trải qua trong quá trình cách ly.
Sau chuyến rong chơi đầy cảm xúc đen tối đó, Kim quay về các sáng tác bình thường tại Unit London. Anh theo đuổi những cảm xúc thực của con người trong cuộc sống hàng ngày của họ và khiến các đối tượng trong tranh của mình gần gũi hơn. Những nhân vật của Kim thường xuất hiện theo nhóm, theo đôi, đề bù đắp cho nhau trừ tác phẩm “Untitled” (Nonsense) (2022) vởi mô tả một người phụ nữ tóc vàng với điếu thuốc rũ xuống giữa môi nháy mắt.
(Từ trái qua phải) Tác phẩm “Untitled” (Nonsense) và “Untitled” (Question and answer) (2022)
Đằng sau những nét vẽ đậm dày và sự nặng nề trong bức tranh, phong cách tân hiện đại của Kim đã tạo thêm sức hút cho cuộc sống của các đối tượng của ông. Kích thước của các bức chân dung cũng khiến khán giả đắm chìm vào những cảnh tường thuật gần gũi không tên. Bằng cách theo đuổi những điều bình thường, Kim đã tìm thấy bước tiến của mình trên con đường nghệ thuật. Như họa sĩ đã mô tả, "Cuộc sống chỉ là liên tục đọc giữa những tin tức không mong muốn và những tin tốt mà bạn không bao giờ nghĩ tới."
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: Heenang heesoo Kim’s Neo-Modernist Portraits Reflect the Anxieties of Daily Life | artsy.net