-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Nghệ thuật trừu tượng từ năm 1940 đến nay
Đầu thế kỷ XX, nghệ thuật trừu tượng đã có sự chớm nở và dần phát triển thông qua các tác phẩm nghệ thuật luôn khao khát thể hiện thế giới xung quanh một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa Trừu tượng Biểu hiện phát triển vào giữa thế kỷ XX, nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nghệ thuật trừu tượng và thúc đẩy sự sáng tạo của các nghệ sĩ. Chủ nghĩa Trừu tượng Biểu hiện là phong trào đặc biệt đầu tiên ở Mỹ đạt được ảnh hưởng quốc tế và đưa New York trở thành trung tâm của thế giới nghệ thuật.
Các nhà Trừu tượng Biểu hiện
(Tác phẩm Jackson Pollock, Không đề, in ấn màn hình, 1951, in năm 1964. Ước tính $8.000 đến $12.000)
Jackson Pollock thường được coi là biểu tượng của Chủ nghĩa Trừu tượng Biểu hiện. Ông cùng với Willem de Kooning đóng góp cho phong trào Hậu chiến ở Mỹ, tác phẩm của họ được sáng tác thông qua chuyển động và cử chỉ ngẫu nhiên. Grace Hartigan có khả năng kết hợp các tác phẩm tạo hình và trừu tượng trong suốt sự nghiệp của mình.
(Willem de Kooning, Hình tượng trong phong cảnh 6, in offset màu, 1980. Ước tính $12.000 đến $18.000)
(Grace Hartigan, Không đề (Mũ Rơm), màu nước, 1981. Ước tính $5.000 đến $8.000)
Nghệ sĩ chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện
(Helen Frankenthaler, Tiếp xúc về phía Nam, bản in màu, 2005. Ước tính $8.000 đến $12.000)
Năm 1960, làn sóng thứ hai của nghệ thuật trừu tượng bắt đầu có sự lan truyền. Từ những năm 1940, Mark Rothko và các họa sĩ nhóm Color Field đã tìm kiếm những cảm xúc dựa trên những câu chuyện thần thoại cổ đại thay vì dựa trên những biểu tượng. Helen Frankenthaler là người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hội họa Trường màu với việc phát minh ra kỹ thuật nhuộm màu ngâm.
(Sam Gilliam, Dành cho Xavier, bản in màu, 1990. Ước tính $4.000 đến $6.000)
Sam Gilliam đã tạo ra không gian ba chiều cho các tác phẩm nghệ thuật bằng cách lấy các mảnh ghép rời và dán chúng lên. Tác phẩm của ông có chất trữ tình với sự chuyển động và kết cấu.
Trừu tượng Biểu hiện ở Châu Âu
(Pierre Soulages, Nước mạnh II, màu aquatint và khắc, 1952. Ước tính $8.000 đến $12.000)
Ở châu Âu, sau sự bùng nổ của nghệ thuật New York, sự trừu tượng cũng ảnh hưởng đến phong cách của các nghệ sĩ. Pierre Soulages, được biết đến với biệt danh “họa sĩ da màu” với những nét đen dày đặc, đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Hoạt động đồng thời với tư cách là Người theo chủ nghĩa Trừu tượng Biểu hiện ở New York, sở thích của Soulages đối với màu đen bắt nguồn từ việc nó là một màu không thể phản chiếu ánh sáng.
(Günther Förg, Berliner Serie, bộ bốn bản in màu, 2001. Ước tính $4.000 đến $6.000)
Những năm 1970, Günther Förg đã đạt được sức hút ở Berlin. Ông đã thử nghiệm với nhiều dạng trừu tượng khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình, thường được thể hiện bằng màu sắc tươi sáng.
(Sigmar Polke, Kirchenfenster, bộ sáu bản in màn hình, 2001. Ước tính $2.500 đến $3.500)
Bước sang những năm 1970 và 1980, các nghệ sĩ tiếp tục sáng tác nghệ thuật trừu tượng. Sigmar Polke đã thử nghiệm nhiều phong cách trong suốt sự nghiệp của mình, một số tác phẩm có tính trừu tượng, một số thì không. Ông thích thú khi thử nghiệm các chất liệu khác nhau để tạo ra tác phẩm.
Nghệ thuật trừu tượng trong thế kỷ XXI
(Julie Mehretu, Vô đề (Rung động), in thạch bản màu, 2013. Ước tính $4.000 đến $6.000)
Vào thế kỷ XXI, nghệ thuật trừu tượng vẫn nhận được sự yêu thích của các nghệ sĩ. Một vài họa sĩ kết hợp trừu tượng với nghệ thuật tượng hình. Tác phẩm của Julie Mehretu có cảm hứng từ phong cảnh và các sự kiện chính trị - xã hội nhưng được thể hiện dưới dạng trừu tượng gợi nhớ đến các họa sĩ theo trường phái Trừu tượng Biểu hiện trước đó.
(Joan Mitchell, Hoa hướng dương VI, màu aquatint và khắc, 1972. Ước tính $4.000 đến $6.000)
Nguồn: https://www.swanngalleries.com/news/contemporary-art/2020/06/abstract-art-1940s-through-now/
Biên dịch: Trang Hà
Biên tập: Minh Liên