Tin tức

NFT đang làm rung chuyển thế giới nghệ thuật

Vài tháng trước, Jazmine Boykins đã đăng tác phẩm nghệ thuật của mình lên mạng miễn phí. Những bức ảnh kỹ thuật số đẹp như mơ về cuộc sống của người nghệ sĩ 20 tuổi này đã thu hút rất nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ, nhưng thu nhập từ việc đó không nhiều, ngoài tiền cô kiếm được từ việc bán các thiết kế cho các lớp học tại Đại học Bang North Carolina A&T.

Nhưng Boykins gần đây đã bán các bức ảnh với giá hàng nghìn đô la mỗi phiên bản, nhờ vào một công nghệ mới nổi, đang dần thay đổi các quy tắc về quyền sở hữu kỹ thuật số: NFT. NFTs là chữ ký của người sở hữu được mã hóa thành những con số trên thiết bị chuyên biệt. Việc xác nhận tài sản trên nền tảng số trong quá trình mua, bán và giao dịch đang cho phép các nghệ sĩ như Boykins kiếm lợi từ tác phẩm của họ dễ dàng hơn bao giờ hết. Boykins, người quản lý trực tuyến “BLACKSNEAKERS”, đã bán được hơn 60.000 đô la các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số trên NFT trong sáu tháng qua, cho biết: “Lúc đầu, tôi không biết nó đáng tin cậy hay hợp pháp. Nhưng khi thấy tác phẩm của mình được mua với giá này. Điều đó thật đáng kinh ngạc. Nó cho tôi dũng khí để tiếp tục".

(Nguồn: https://time.com/)

NFTs đang có thời điểm bùng nổ lớn: các nhà sưu tập và đầu tư đã chi hơn 200 triệu đô la cho một loạt các tác phẩm nghệ thuật, meme và GIF dựa trên NFT chỉ trong tháng qua. Nghệ sĩ kỹ thuật số Mike Winkelmann, được biết đến với cái tên Beeple, đã bán một tác phẩm với giá lập kỷ lục 69 triệu đô la tại nhà đấu giá nổi tiếng Christie's vào ngày 11 tháng 3 - mức giá cao thứ ba từng được trả cho tác phẩm của nghệ sĩ còn sống, sau Jeff KoonsDavid Hockney.

NFT được hiểu là dữ liệu  máy tính có sự chứng nhận  về quyền sở hữu và tính xác thực, giống như một chứng từ. Giống như các loại tiền ảo như Bitcoin, chúng tồn tại trên blockchain - hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block) được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Nhưng giống như đô la, tiền điện tử “có thể thay thế được”, nghĩa là một bitcoin luôn có giá trị tương đương với bất kỳ bitcoin nào khác. Ngược lại, NFT có định giá duy nhất do người trả giá cao nhất đặt, giống như Rembrandt hoặc Picasso. Các nghệ sĩ muốn bán tác phẩm của họ dưới dạng NFT phải đăng ký trên một nền tảng chuyên biệt, sau tải lên và xác thực thông tin trên một chuỗi khối (thường là  Ethereum, một nền tảng đối thủ của Bitcoin). giá của mỗi lần đăng ký là từ $ 40 đến $ 200. Sau đó, họ có thể đưa tác phẩm của mình ra đấu giá trên thị trường NFT, tương tự như eBay.

Nghệ thuật kỹ thuật số từ lâu đã bị đánh giá thấp, một phần bởi các sản phẩm đều miễn phí tải về. Để giúp các nghệ sĩ tạo ra giá trị thương mại cho tác phẩm của họ, NFTs bổ sung yếu tố quan trọng của sự khan hiếm. Đối với một số nhà sưu tập, nếu họ biết phiên bản gốc của tác phẩm đó tồn tại, nhiều khả năng họ sẽ truy tìm tác phẩm “đích thực”. Sự khan hiếm giải thích tại sao những người sưu tập thẻ bóng chày, sẵn sàng trả 3,12 triệu đô la cho một mảnh bìa cứng có hình Honus Wagner, một cướp biển Pittsburgh huyền thoại. Đó cũng là lý do tại sao các tín đồ giày thể thao bị ám ảnh bởi những đợt giảm giá phiên bản giới hạn mới nhất từ ​​Nike và Adidas, và tại sao “nhà dược học” Martin Shkreli đã mua bản sao duy nhất của Wu-Tang Clan's Once Upon a Time in Shaolin với giá 2 triệu đô la vào năm 2015.

(Nguồn: https://time.com/)

Một số nhà sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số cho biết họ không chỉ trả tiền cho pixel mà còn trả tiền cho sức lao động của các nghệ sĩ kỹ thuật số. Một phần, phong trào này là nỗ lực hợp pháp hóa về mặt kinh tế một loại hình nghệ thuật mới. Shaylin Wallace, một nhà sưu tập và nghệ sĩ NFT 22 tuổi, nói: “Tôi muốn các nghệ sĩ tiếp tục xây dựng bộ sưu tập của tôi. Trong sáng tạo, tất cả thành quả đều độc đáo và nổi bật. Người nghệ sĩ đã bỏ rất nhiều công sức vào đó và các tác phẩm nên được bán với giá xứng đáng. Phong trào này cũng đang hình thành sau khi nhiều người dành phần lớn thời gian để làm việc trực tuyến. Nếu gần như toàn bộ thế giới của bạn là ảo, thì việc tiêu tiền vào những thứ ảo là rất hợp lý.

Nền tảng cho sự bùng nổ nghệ thuật kỹ thuật số đã được đặt ra vào năm 2017 với sự ra mắt của CryptoKitties - Beanie Babies kỹ thuật số. Người hâm mộ đã chi hơn 32 triệu đô la để thu thập, kinh doanh và nhân bản những hình ảnh mèo hoạt hình có đôi mắt một mí này. Trong khi đó, những người chơi video đã đổ tiền vào việc nâng cấp cho hình đại diện của họ. Người chơi Fortnite đã chi trung bình 82 đô la cho nội dung trong trò chơi vào năm 2019, tiếp tục đẩy mạnh ý tưởng tiêu tiền trong thế giới thực vào hàng hóa kỹ thuật số. Đồng thời, tiền điện tử đã bùng nổ về giá trị, một phần được thúc đẩy bởi những người nổi tiếng như Elon MuskMark Cuban

Nhận thấy cơ hội, các doanh nhân công nghệ và anh em Duncan và Griffin Cock Foster vào tháng 3 năm ngoái đã khởi động một thị trường nghệ thuật NFT có tên là Nifty Gateway. Vào thời điểm đó, nghệ thuật NFT chỉ đang nóng lên trong một số vòng kết nối, nhưng rất khó cho người mới. Nifty Gateway ưu tiên khả năng tiếp cận và sử dụng, giúp thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn. Duncan Cock Foster nói “Đó là giai đoạn đầu, chúng tôi không có nhiều kỳ vọng về việc nó sẽ diễn ra như thế nào”. Thật đáng kinh ngạc những người dùng Nifty Gateway đã mua và bán tác phẩm nghệ thuật trị giá hơn 100 triệu đô la trong năm đầu tiên của nó. Các nền tảng tương tự, như SuperRare, OpenSea và MakersPlace, đã chứng kiến ​​sự gia tăng tương tự; họ thường bỏ túi 10% đến 15% doanh thu ban đầu.

(Nguồn: https://time.com/)

Một trong những nhà đầu tư lớn là Daniel Maegaard, một nhà giao dịch tiền điện tử người Úc, người đã kiếm được phần lớn tài sản cộng thêm 15 triệu đô la khi Bitcoin bùng nổ về giá trị vào năm 2017. Maegaard đã mua và bán hàng triệu đô la các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số và các NFT khác dựa trên cơ sở, chẳng hạn như một mảnh đất trị giá 1,5 triệu đô la trong Axie Infinity, một vũ trụ ảo. Maegaard coi NFT như một phương tiện để tăng thêm sự giàu có của mình, anh ấy đã trở thành một người hâm mộ thực sự của tác phẩm, tự hào trưng bày bộ sưu tập của mình trực tuyến và hào hứng chia sẻ tin tức về các giao dịch mua và bán mới với những người theo dõi của mình. Anh ấy đặc biệt gắn bó với một tác phẩm có tên CryptoPunk 8348, hình ảnh của một người đàn ông pixel trông mơ hồ giống như Walter White của Breaking Bad. Maegaard sử dụng tác phẩm đó làm hình đại diện trên mạng xã hội, gần đây đã từ chối lời đề nghị trị giá đến 1 triệu đô la. “Mọi người gần như ràng buộc nhân vật đó với tôi, " anh ta nói. “Có vẻ như tôi sẽ bán một phần của bản thân nếu tôi bán nhân vật này”.

Nhưng ngay cả những nhà đầu tư coi nghệ thuật NFT là một loại tài sản mua thấp bán cao thì tiền cũng đang dần bỏ vào túi của các nghệ sĩ. Andrew Benson, một nghệ sĩ sống ở Los Angeles, đã thử nghiệm tác phẩm video kỹ thuật số ảo giác trong nhiều năm. Anh làm việc tại các viện bảo tàng và phòng trưng bày, nhưng từ lâu anh làm việc chính trong một công ty phần mềm và các dự án nhỏ cho các nhạc sĩ như MIA và Aphex Twin để hỗ trợ bản thân. “Từ lâu, quan điểm của tôi là cách tốt nhất để tồn tại với tư cách là một nghệ sĩ là không cần phải tồn tại với tư cách là một nghệ sĩ,” Benson nói.

Cách đây một năm rưỡi, khi kế hoạch triển lãm một loạt video mới bị thất bại, Benson đã nghi ngờ về tương lai của mình trong thế giới nghệ thuật. “Tôi đang nghĩ, Tôi thực sự có muốn vượt qua tất cả những khó khăn này để tiếp tục sáng tác nữa hay không?”. Sau đó, một người bạn làm việc tại một nền tảng NFT có tên là Foundation đã yêu cầu Benson gửi một tác phẩm. Tác phẩm trông giống như một chiếc Rorschach đầy màu sắc, được bán trong vòng 10 ngày với giá 1.250 đô la. Kể từ đó, Benson đã bán được thêm 10 tác phẩm cùng tầm giá đó. Anh ấy hiện đang cân nhắc về một tương lai có thể duy trì bản thân hoàn toàn thông qua nghệ thuật của mình. Anh nói: “Nó thực sự làm thay đổi thế giới quan của tôi.

(Nguồn: https://time.com/)

Nhiều nghệ sĩ khác làm việc theo phong cách đột phá và đôi khi gây tranh cãi cũng đang nhận được sự quan tâm chưa từng có từ các nhà sưu tập NFT. Nghệ thuật với kết xuất 3-D quay cuồng, cách phối màu bão hòa quá mức theo phong cách đường phố và phim hoạt hình quy chiếu đang phát triển mạnh. Tính thẩm mỹ được thúc đẩy bởi Internet này đang thu hút cả sự chú ý của thế hệ trẻ lớn lên trên Instagram và một nhóm khách hàng tiền điện tử sôi nổi. Dryhurst nói: “Nghệ thuật đường phố và phong cách phản văn hóa đang được những người chơi bitcoin sử dụng như thể hiện chất rock trong họ trong thế giới công nghệ và tài chính.

Những phát triển này đã để lại nhiều lưu ý trong thế giới nghệ thuật thông thường. Wendy Cromwell, một cố vấn nghệ thuật có trụ sở tại New York cho biết: “Bạn có rất nhiều nhà sưu tập chính thống nhìn vào không gian NFT và họ không thể gắn nó vào bất kỳ hệ thống niềm tin nào có thể chấp nhận được. “Chúng ta đang đối diện với một xu thế hoàn toàn mới: rất nhiều người có kinh nghiệm sâu sắc trong thế giới nghệ thuật đã lớn tuổi và không có hứng thú để phân tích ngôn ngữ của Internet.” Tuy nhiên, buổi chào bán các tác phẩm của Beeple tại nhà đấu giá Christie's và sau đó là sự hợp tác của họ với nghệ sĩ Pak của NFT cho thấy ngay cả khi các cường quốc nghệ thuật có thể chưa hiểu xu hướng này, thì họ vẫn nhận thức rõ tiềm năng tài chính của nó.

Trong một số trường hợp, cả hai bên mua - bán đều đang phát triển song song. Người mua bức tranh Beeple trị giá 69 triệu USD hóa ra là một nhóm sưu tập có tên là Metapurse, hai nhà đầu tư ẩn danh có trụ sở tại Singapore đang thử nghiệm các mô hình sở hữu nhóm trên nền tảng công nghệ. Vào tháng 1, bộ đôi này đã mua 20 tác phẩm nghệ thuật của Beeple, đặt chúng trong một bảo tàng ảo có thể được tham quan miễn phí và sau đó chia nhỏ doanh nghiệp mới của họ thành các mã điện tử hiện được 5.400 người đồng sở hữu. Giá trị của chúng đã tăng gấp sáu lần kể từ ngày 16 tháng 3. Bộ đôi này đang xem xét kế hoạch tiếp theo cho giao dịch mới nhất của họ, mà họ hy vọng sẽ trưng bày trong một bảo tàng ảo tiên tiến. Đồng đối tác của Metapurse, Twobadour cho biết, ý tưởng là “mở ra cả trải nghiệm và quyền sở hữu của nghệ thuật cho mọi người.”

(Nguồn: https://time.com/)

Ngay cả khi các nghệ sĩ, nhà sưu tậpnhà đầu tư được hưởng lợi từ cơn sốt NFT, hiện tượng này không phải là không có mặt tối. Việc gia nhập rất tốn kém và yêu cầu hiểu biết về công nghệ để bán NFT có thể là rào cản lớn. Nhiều người lo ngại rằng các nghệ sĩ trẻ da màu nói riêng sẽ bị gạt ra ngoài, vì từ lâu họ đã bị gạt ra ngoài thế giới nghệ thuật “truyền thống”. Các chuyên gia pháp lý đang tranh biện để xác định luật bản quyền công nghệ mới này như thế nào, vì một số tác phẩm  đã bị sao chép và bán  dưới dạng NFT mà không được chủ nhân cho phép. “ NFT cung cấp một nền tảng để mọi người có thể lợi dụng tác phẩm của người khác,” nghệ sĩ Connor Bell, người có tác phẩm bị ăn cắp ý tưởng và đăng trên thị trường NFT cho biết.

Sau đó là các mối quan tâm về môi trường. Việc tạo NFT đòi hỏi nhiều máy tính hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch. Amy Whitaker, trợ lý giáo sư quản trị nghệ thuật thị giác tại Đại học New York cho biết: “Tác động môi trường của blockchain là một vấn đề lớn, mặc dù một số người ủng hộ tiền điện tử cho rằng những lo ngại này đã bị thổi phồng quá mức.

Trong khi đó, đối với những tín đồ công nghệ, sự điên cuồng của NFT chỉ là bằng chứng rõ ràng về niềm tin rằng tiền điện tử và các nền tảng blockchain sẽ lan rộng hơn, có sức mạnh thay đổi thế giới theo những cách sâu sắc. Công nghệ chuỗi khối đã được triển khai trong nỗ lực làm cho việc bỏ phiếu an toàn hơn ở Utah, chống gian lận bảo hiểm tại Nationwide Insurance và bảo mật dữ liệu y tế của một số công ty chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ. Những người ủng hộ cho rằng nó cũng có thể giúp các công ty đảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng của họ, hợp lý hóa các nỗ lực hỗ trợ lẫn nhau và giảm thành kiến ​​trong các quy trình xin vay phân biệt chủng tộc trong lịch sử.

 

https://time.com/5947720/nft-art/ 

Trang Hà

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon