-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
‘Mona Lisa’ không bị đánh cắp từ Ý, Chuyên gia nghiên cứu về Leonardo da Vinci nói: ‘Chúng ta cần phải hiểu đúng về lịch sử’
Sau khi một nhà khảo cổ học nổi tiếng tuyên bố sẽ phát động chiến dịch đưa bức tranh Mona Lisa trở lại Ý, một trong những chuyên gia hàng đầu về Leonardo da Vinci cho biết tác phẩm thực tế nên được giữ lại ở Pháp.
Tác phẩm Mona Lisa (1517), Leonardo da Vinci.
Trong bài đăng trên tờ Art Newspaper tuần trước, Martin Kemp, một nhà sử học nghệ thuật người Anh thường viết về Leonardo, bác bỏ ý kiến cho rằng bức tranh đã bị người Pháp lấy khỏi Ý, như một số người Ý từng khẳng định trong nhiều thế kỷ. Kemp viết: "Nếu chúng ta muốn một cuộc thảo luận công bằng về việc trả lại, chúng ta cần phải hiểu đúng lịch sử". Đây là phản hồi cho tin tức từ tuần trước, lần đầu tiên được đăng trên tờ Art Newspaper, rằng Zahi Hawass, một nhà khảo cổ học người Ai Cập nổi tiếng và gây tranh cãi, cam kết ủng hộ Ý nếu nước này quyết định yêu cầu trả lại tác phẩm nghệ thuật Mona Lisa. Hawass cho biết ông có kế hoạch tiếp cận Gennaro Sangiuliano, bộ trưởng văn hóa Ý, về vấn đề này, và thúc đẩy việc: "Tác phẩm nên hoàn trả lại cho nước Ý".
Bảo tàng Louvre từ lâu đã trưng bày bức tranh sơn dầu Mona Lisa ở Paris, nơi thường xuyên đón rất nhiều du khách, tạo nên tình trạng tắc nghẽn tại các phòng trưng bày, đây vẫn luôn là vấn đề của bảo tàng. (Bảo tàng Louvre đóng cửa trong vài ngày vào tuần trước do lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris, nhưng gần đây bảo tàng đưa ra thông báo rằng tác phẩm Mona Lisa "không hề dịch chuyển" và vẫn đang chờ du khách đến tham quan như thường lệ.) Tuy nhiên, sự hiện diện của bức tranh tại các phòng trưng bày danh giá của bảo tàng Louvre không phải lúc nào cũng được mọi người chấp nhận.
Tác phẩm Mona Lisa tại Bảo tàng Louvre.
ẢNH: ANTOINE BOUREAU/HANS LUCAS/AFP THÔNG QUA GETTY IMAGES
Năm 1911, một trong những vụ trộm nghệ thuật khét tiếng nhất mọi thời đại diễn ra, khi Vincenzo Peruggia, người Ý, đánh cắp bức tranh sơn dầu từ bảo tàng Louvre với kế hoạch mang trở về cho quê hương. Kế hoạch của ông đã bị giám đốc Phòng trưng bày Uffizi lật tẩy, người đã báo cảnh sát về vụ trộm của Peruggia sau khi xác thực bức tranh.
Peruggia hành động theo giả định rằng Pháp đã đánh cắp tác phẩm sơn dầu Mona Lisa, một trong những bức tranh mang tính biểu tượng nhất của thời kỳ Phục hưng Ý. Nhưng Kemp cho biết đây là trường hợp hoàn toàn khác, dù những chi tiết xung quanh về việc mua bán vẫn còn nhiều "khúc mắc", nhưng người ta biết rằng vua Pháp Francis I đã nắm giữ tác phẩm này ít nhất là từ giữa thế kỷ 16. Francis I là người bảo trợ cho Leonardo, người đã dành những năm cuối đời ở Pháp.
Kemp nói rằng thử thách này đặt ra câu hỏi về việc quốc gia nào có thể nhận Leonardo là một trong những người của họ. "Di sản hợp pháp của Leonardo là Florentine hay Milanese (vì "Ý" chưa hiện diện tại thời điểm này)?" Kemp hỏi. "Tác phẩm không hoàn toàn là La Mã, nhưng có thiên hướng nghiêng về Pháp nhiều hơn, và người Pháp chí ít đã tuyên bố ông ấy là một nghệ sĩ vĩ đại. Hay nghệ sĩ vĩ đại này nằm ngoài phạm vi địa phương hóa như vậy?"
Biên dịch: Vũ