-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Làm thế nào để trở thành một nhà kinh doanh nghệ thuật
Hiện nay, nhiều phòng trưng bày nghệ thuật được mở để phục vụ mục đích kinh doanh. Một không gian nghệ thuật đầy sáng tạo, thẩm mỹ sẽ thu hút rất nhiều người đến xem. Nếu bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh nghệ thuật, thì bạn phải tìm hiểu kỹ cơ hội cũng như những yêu cầu của công việc để đạt hiệu quả cao.
Tầm nhìn kinh doanh
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải có tầm nhìn, mọi thứ bạn trưng bày và chào bán phải thể hiện tầm nhìn đó. Hãy coi tác phẩm nghệ thuật có trong phòng trưng bày giống như một phần trong tổng thể nghệ thuật lớn. Bạn phải có mục đích rõ ràng, thể hiện sự lựa chọn nhất quán về chủ đề là cách bạn thiết lập thương hiệu cho bản thân và phòng trưng bày. Đồng thời truyền đạt hiệu quả đến người xem.
Để khách hàng tin tưởng, bạn cần phải tự tạo cho mình thương hiệu cá nhân. Bạn không nên sao chép cách bày trí, phong cách,..của một không gian khác, hãy tự tạo không gian riêng mang dấu ấn cá nhân. Bạn nên gắn bó với niềm tin, niềm đam mê nghệ thuật của mình, từ đó biến ước mơ kinh doanh nghệ thuật thành hiện thực. Bạn thấy đấy, những người mua nghệ thuật muốn biết lý do tại sao họ nên mua nó từ bạn thay vì từ phòng trưng bày khác, vì vậy bạn cần học cách chứng minh giá trị của tác phẩm nghệ thuật.
Để đạt được những điều này, bạn phải chuyên môn hóa; tạo ra một thị trường riêng và khẳng định nó là của bạn. Trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh là điều cần thiết. Đừng cố gắng học về mọi thứ, mà hãy tìm hiểu chuyên sâu về một vài vấn đề quan trọng. Các nhà sưu tập đánh giá cao những người buôn bán có kiến thức bài bản, những người biết đối tượng của họ, những người hiểu và có thể truyền đạt rõ ràng ý nghĩa của nghệ thuật qua nhiều khía cạnh bao gồm phong cách, ý nghĩa,..
Xây dựng mục tiêu kinh doanh
Một trong những mục tiêu của bạn là xây dựng tệp khách hàng trung thành - một mạng lưới về những người mua nhiều lần. Thu thập càng lâu, kiến thức và thị hiếu của khách hàng càng nâng cao. Bạn nên nghiên cứu lịch sử của một vài nhà sưu tập vĩ đại nào và bộ sưu tập của họ và bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng độc đáo. Bạn càng có nhiều thông tin và hiểu biết về nghệ thuật mà bạn trưng bày, bạn càng có khả năng xác định nghệ sĩ nào phù hợp, ai đang phát triển và sắp xuất hiện, phát hiện ra các xu hướng trước đối thủ,.. Trong những trường hợp đặc biệt, bạn nên thiết lập các xu hướng và tạo ra thị trường cho chính mình.
Tạo dựng danh tiếng của bạn với các nghệ sĩ cũng quan trọng như việc đạt được sự tôn trọng của các nhà sưu tập. Sự sẵn lòng của các nghệ sĩ nổi tiếng coi phòng trưng bày của bạn như một địa điểm tốt để trưng bày nghệ thuật của họ là điều cần thiết cho sự thành công. Nếu bạn không thể có sự tin tưởng của các nghệ sĩ, bạn không thể có được những tác phẩm nghệ thuật đẹp. Cách duy nhất để bạn đạt được điều này là luôn đối xử với nghệ sĩ của mình một cách tôn trọng, trung thực và thẳng thắn trong mọi tương tác và trên hết, hãy trả tiền đúng hạn cho họ.
Thành công không đến ngay lập tức. Bạn phải tạo dựng được danh tiếng. Bạn phải chứng tỏ bản thân qua nhiều triển lãm và thuyết phục mọi người rằng bạn không chỉ cam kết suông mà bạn có đủ tiềm lực (trí tuệ, tài năng và tài chính) để phát huy nó. Nói cách khác, trước khi mở cửa, tốt hơn hết bạn nên có đủ tiền và một lịch triển lãm để duy trì hoạt động kinh doanh trong ít nhất sáu tháng, Nếu không có bước đệm này, hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc ra mắt. Bạn sẽ nằm trong tầm ngắm ngay từ đầu và mọi người sẽ theo dõi, vì vậy hãy đảm bảo rằng họ bị ấn tượng bởi mọi thứ từ bạn.
Mục tiêu của bạn là chào đón mọi người chứ không phải khiến họ khó chịu. Và một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này là nói về nghệ thuật bằng ngôn ngữ mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu. Hãy nhớ rằng - phần lớn mọi người không được học về nghệ thuật và không có hiểu biết sâu rộng như bạn. Không ai mua bất cứ thứ gì nếu họ không hiểu, vì vậy, biến chúng trở nên đơn giản. Công việc với tư cách là một nhà kinh doanh nghệ thuật là liên tục mở rộng đối tượng. Tiếp xúc với cùng một đám đông lặp đi lặp lại và sớm hay muộn, họ sẽ tự tìm đến mình.
Xác định chủ đề, phong cách kinh doanh
Khi trò chuyện với khách hàng, bạn nên tránh những câu hỏi trực tiếp liên quan đến vấn đề mua, bán tác phẩm nghệ thuật. Thay vào đó, hãy nói về phòng trưng bày của bạn đại diện cho ai, các mục tiêu bạn tin tưởng và lý do tại sao bạn mở không gian nghệ thuật này. Bạn cũng nên đưa ra một vài lý do tại sao nghệ sĩ của bạn đáng chú ý, câu chuyện trong tác phẩm là gì, tại sao nó đáng sở hữu,... Sau cuộc trò chuyện đó, khách hàng sẽ nhận ra bạn không chỉ bán tác phẩm nghệ thuật mà bạn còn bán kiến thức, giá trị của nghệ thuật.
Trong cuộc trò chuyện, bạn nên quan tâm đến cảm xúc của họ. Thay vì lặp đi lặp lại cùng một chủ đề, hãy tìm ra những chủ đề mà khách hàng quan tâm, kể cả nó không liên quan đến nghệ thuật. Nhiều khách hàng sẽ bỏ đi vì nhân viên tư vấn đưa ra các phân tích phức tạp về tác phẩm nghệ thuật. Có thể, đây cũng là một chiến lược kinh doanh, nhưng nó không phù hợp. Bạn nên giữ tất cả tài liệu, thông tin về nghệ sĩ và tác phẩm. Điều này mang lại cho mọi người sự tin tưởng nhất định về việc kinh doanh của bạn giống như họ nắm được những gì đang diễn ra và hy vọng sẽ xem thêm.
Định giá tác phẩm nghệ thuật
Chúng ta hãy xem xét một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sự tồn tại của phòng trưng bày - định giá tác phẩm của bạn một cách hợp lý. Có thể giải thích giá của bạn bằng ngôn ngữ và lý luận mà mọi người có thể hiểu được. Bạn có thể chia sẻ với khách hàng về sự khác biệt giá của các tác phẩm khi mua trực tiếp và khi mua trong các cuộc đấu giá. Hoặc cũng có thể nói về chất liệu, thời gian, công sức để làm ra tác phẩm? Từ đó, khách hàng sẽ hiểu tại sao tác phẩm đó lại được định giá như vậy. Và bạn cũng nên giữ giá tác phẩm nhất quán, không nên tăng hoặc giảm giá quá nhiều.
Bạn có thể hiểu sự khác biệt giữa các nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật và cách chúng được định giá, nhưng hầu hết người mua gặp khó khăn. Chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số họ có khả năng hiểu được sự khác biệt rõ ràng về giá cả. Ngoài ra, bạn phải giữ giá trong cùng một phạm vi từ triển lãm này sang triển lãm khác bởi vì những người mua thường xuyên thích sự nhất quán. Các mức giá chênh lệch nhỏ giữa các chương trình thường được chấp nhận, đặc biệt nếu bạn có thể giải thích dễ dàng và rõ ràng về chúng, nhưng sự chênh lệch càng lớn
Tóm lại, KHÔNG BAO GIỜ nói dối, xuyên tạc, tô điểm quá mức về nghệ thuật và nghệ sĩ mà bạn trưng bày và bán. Điều cuối cùng mà người mua muốn, đặc biệt là những người mới sưu tập, là được hào hứng đến xem buổi khai mạc, lắng nghe lời giới thiệu của bạn, yêu thích, mua tác phẩm của bạn và sau đó tìm hiểu về con đường mà những gì họ mua không phải như những gì họ nghĩ. Điều này tốt cho cá nhân và phòng trưng bày của bạn nhưng không tốt cho các phòng trưng bày khác, bởi họ có ít hơn một nhà sưu tập để bán cho (hoặc nhiều hơn, vì có thể bao gồm cả bạn bè của họ). Vì vậy, hãy tiếp tục duy trì và phát triển ... và bạn sẽ tiếp tục đi lên.
Nguồn: https://www.artbusiness.com/art_business_plan.html
Biên dịch: Trang Hà
Biên tập: Minh Liên