VN | EN

Tin tức

Họa sĩ Rita Asfour nắm bắt các cơ thể chuyển động trên tranh  (P2)

Cũng chính tại Malibu, Asfour đã quyết định đi theo một con đường nghệ thuật hội họa đặc biệt mà về sau tên tuổi của bà gắn liền với nó. Đó là tái hiện lại cảnh các đang học sinh múa ba lê. Bà được truyền cảm hứng để tập trung vào các vũ công sau khi xem các sinh viên Đại học Pepperdine biểu diễn, nhiều lần quan sát đoàn ở hậu trường. 

Asfour cũng theo dõi các vũ công ở độ tuổi chập chững tại Ballet Studio By The Sea, một studio khiêu vũ tư nhân. Bà thực sự bị thu hút bởi những cách tiếp cận khiêu vũ khác nhau tại các nhóm tuổi trong bộ môn nghệ thuật này. Các vũ công Pepperdine uyển chuyển trên sân khấu nhưng thực chất họ lại đang đặt cho mình những kỳ vọng, áp lực khắt khe và gay gắt, trong khi những đứa trẻ mới chập chững tập múa thì vui vẻ và không một chút ngại ngùng. 

Các tác phẩm nghệ thuật có kích thước lớn của họa sĩ – Bên trái, "Puppet” (Con rối) và phải "Ruby" – tái hiện các bước nhảy uyển chuyển của các vũ công.

Vào năm 1965, Asfour kết hôn với kỹ sư hàng không vũ trụ Jeffrey Asfour ở Las Vegas và có một đứa con, cô con gái Amber. Nhân duyên của bà với Las Vegas không chỉ có vậy. Bà đã quay trở lại đây rất nhiều lần. Và Asfour đã bị ấn tượng bởi các cô gái biểu diễn ở Vegas - thể chất của họ, sự phức tạp và sống động trong trang phục của họ. Không giống với hình ảnh các vũ công ba lê ở Malibu, những gì nữ họa sĩ thấy ở thành phố xa hoa này lại ám ảnh bà trong thời gian rất dài. Vào năm 2012, khi chuyển đến Las Vegas vào năm 2012, Asfour đã lên kế hoạch từ giã hội họa

Chân dung tự họa của họa sĩ – bên trái bức “It’s Me”, bên phải bức “Second Thoughts”

Nhưng sự kết nối với nghệ thuật, với các vũ công lại truyền cho bà sự thôi thúc lớn lao để tiếp tục cầm cọ vẽ lên và tái hiện lại những bước nhảy của họ. Asfour đã cống hiến thập kỷ cuối cùng trong sự nghiệp của mình để vẽ các cô gái đang nhảy múa.

Cho đến khi bà qua đời vào năm 2021, Asfour vẫn mang con mắt tinh tường và trí tưởng tượng huyền ảo vào những bức tranh thiếu nữ trình diễn của mình như khi bà thực hiện loạt phim ba lê của mình. Mặc dù xã hội gắn mác giải trí cho nghệ thuật kiểu này, Asfour nhận ra rằng các vũ công luôn phải trau dồi kỹ năng và cam kết tương đương với tư cách là diễn viên ba lê. Thế nhưng, họ vẫn bị phân biệt bởi giới tính, công việc một cách trắng trợn. Sau này bà đã viết: “Bước đi và tư thế đĩnh đạc của họ đã định nghĩa từ “phẩm giá”. Và chính Asfour cũng vậy. Sự nghiệp hội họa của bà, phong cách và đối tượng trong tranh của bà là tiếng nói để tôn vinh “phẩm giá” của chính bà và họ.

 

Nguồn: “I Did It My Way”: How Rita Asfour Captured Bodies in Motion | artnews.com

Biên dịch: Minh Hậu

Biên tập: Thu Huyền

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon