-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Hoạ sĩ Monet có “sở thích” phá hủy những bức tranh của chính mình
Hoạ sĩ Claude Monet, một người theo trường phái Ấn tượng, có thể đã phá hỏng tới 500 bức tranh sơn dầu bị hoạ sĩ coi là “không đạt yêu cầu”.
Claude Monet, “Nympheas: Sun Effects” (Hiệu ứng mặt trời) (1897). Bảo tàng Marmottan, Paris, Pháp. Ảnh: VCG Wilson/Corbis qua Getty Images.
Ngày nay, mối đe dọa tồi tệ nhất mà các bức vẽ của hoạ sĩ Claude Monet có thể phải đối mặt là bị tấn công bởi các nhà hoạt động vì khí hậu thế giới bằng bằng khoai tây nghiền hoặc súp, hoặc là bị đốt cháy trong một ngôi nhà nào đó, nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
Vào thời của những người theo trường phái Ấn tượng, các bức tranh phải đối mặt với một mối nguy hiểm còn lớn hơn: chính là hoạ sĩ Monet. Bởi không hài lòng với những bức tranh của chính mình, hoạ sĩ Monet đã phá huỷ luôn những bức tranh ấy thay vì gửi chúng đến các cuộc triển lãm rất được mong đợi ở Paris, bao gồm một cuộc triển lãm được lên lịch vào năm 1907 nhưng rồi bị trì hoãn cho tới tận năm 1909 vì chính lý do này.
Monet không phải là hoạ sĩ duy nhất trong lịch sử tự phá huỷ các tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Các hoạ sĩ từ Michelangelo đến John Baldessari, Agnes Martin đến Gerhard Richter, đều là những hoạ sĩ nổi danh bởi sự sáng tạo của họ trong hội hoạ cũng như bởi việc họ lại tự phá huỷ những sáng tạo hội hoạ của chính họ, mỗi người đều có lý do riêng.
Những người khác đã sử dụng các biện pháp hợp pháp hoặc các chiến dịch truyền thông xã hội để cố gắng đạt được mục đích tương tự: Cady Noland từ chối một tác phẩm nghệ thuật sau khi biết rằng một vài phần của tác phẩm đã bị thay thế, và Richard Prince từ chối tác phẩm mà ông đã bán cho Ivanka Trump.
Sotheby’s ước tính rằng Monet có thể đã làm hỏng tới 500 bức tranh canvas. Một trang báo từ năm 1908 nói rằng Monet đã phá hủy 15 tác phẩm nghệ thuật chỉ trong năm đó và ước tính giá trị của chúng là 100.000 USD, con số này nếu tính riêng lạm phát sẽ tương đương với 3,4 triệu USD ngày nay.
Tất nhiên, giá trị tranh của Monet kể từ đó đã tăng vọt nên giá trị thực sự tương đương là không thể tính toán được. Xem xét sự gia tăng đáng kinh ngạc về giá trị và danh tiếng, thật mỉa mai khi đọc những lời của chính hoạ sĩ Monet: “Cuộc đời tôi chẳng là gì ngoài một thất bại, và tất cả những gì tôi còn lại phải làm là phá hủy những bức tranh của mình trước khi tôi biến mất,” Monet từng nói.
“The Water Lilies” (Hoa súng) của Claude Monet tại Musée de l'Orangerie, Paris. Ảnh: Musée de l'Orangerie, Paris.
Những người xung quanh Monet phải chịu đau khổ vì sự bất hạnh của chính hoạ sĩ. Vợ ông là Alice viết cho một người bạn vào năm 1908: “Ông ấy chọc thủng các bức vẽ mỗi ngày. Điều đó thực sự rất đau khổ. Một ngày nọ, mọi chuyện chẳng có gì là quá tồi tệ; thế mà ngay ngày hôm sau, tất cả đã biến mất”.
Sau khi tạo ra một khu vườn nổi tiếng với đầy những cây cầu kiểu Nhật bắc qua ao đầy hoa súng, hoạ sĩ Monet đã cố gắng tái hiện vẻ đẹp ấy trên canvas, nhưng hoạ sĩ hoàn toàn không hài lòng. Vào năm 1908, cùng năm được cho là đã làm hỏng 15 bức tranh đó, người nghệ sĩ 68 tuổi, người đang nhìn lại sự nghiệp của mình, đã viết cho một người bạn: “Những phong cảnh có nước và hình ảnh phản chiếu này đã trở thành nỗi ám ảnh. Nó nằm ngoài khả năng của tôi khi tôi đã trở thành một ông già, tuy nhiên tôi vẫn muốn thể hiện được những gì tôi cảm thấy. Tôi hy vọng rằng sau rất nhiều nỗ lực, tôi sẽ đạt được một chút thành công nào đó.”
Những bức tranh hoa súng của Monet đã được treo trên các bức tường của các bảo tàng trên khắp thế giới và là một trong những bức tranh đẳng cấp của giới nghệ thuật. Bức tranh vẽ “Nymphéas en fleur” (Hoa súng) năm 1914–17 của Monet được bán với giá khoảng 84,6 triệu USD tại Christie's New York vào năm 2018, trở thành bức tranh đắt nhất của Money về chủ đề này.
Claude Monet, “Nymphéas en fleur” (khoảng 1914–17). Ảnh: Christie's Images Ltd
Người hoạ sĩ nói chỉ có cái chết mới cứu được ông khỏi sự bất mãn. “Khi tôi chết,” Monet nói với Clemenceau, “tôi sẽ thấy dễ chịu hơn với những bức tranh không hoàn hảo này”.
Tất nhiên, nếu không nhìn thấy những bức tranh bị phá hủy, người ta dễ dàng suy đoán rằng các tác phẩm nghệ thuật này đã đạt chất lượng cao nhất rồi và chỉ có kẻ ham dở mới vứt những bức tranh đó vào thùng rác. Nhưng ít nhất một nhà quan sát đương thời đã tán thành việc các hoạ sĩ thực thi các tiêu chuẩn cao của riêng mình. Người quan sát nói với tờ New York Times, “Có lẽ thật đáng tiếc khi một số họa sĩ khác không làm như vậy”.
Nguồn: https://news.artnet.com/art-world/art-bites-monet-destroyed-his-paintings-2471591
Biên dịch: Huyền Trịnh