-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
Điều gì khiến tranh sơn mài Việt Nam trở nên đặc biệt?
Sơn mài, hay tranh sơn mài truyền thống của Việt Nam độc đáo ở sự kết hợp giữa kỹ thuật của người Việt Nam với kỹ thuật của người Pháp. Mỗi tác phẩm còn là một thách thức với người nghệ sĩ bởi sự phức tạp và tỉ mỉ cần có để tạo nên nó.
Bức tranh “Dọc mùng” (1939) của họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Chất sơn trên nhựa chiết xuất từ cây sơn sống chủ yếu ở vùng núi tỉnh Phú Thọ. Nhựa cây được thu hoạch theo cách thu hoạch mủ cao su. Người công nhân sẽ rạch và để nhựa cây chảy ra. Sơn mài tươi có màu trắng và sẽ chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí. Cuối cùng, dung dịch sơn ta sẽ chuyển sang màu đen - màu phổ biến nhất so phản ứng hóa học giữa sơn mài và sắt khi chúng được khuấy đều lên bằng que sắt trong vài ngày.
Sơn chiết xuất từ cây sơn / Nguồn: ILO in Asia & The Pacific
Tranh sơn mài khởi nguồn từ thời phong kiến Việt Nam và dần phát triển, phổ biến hơn theo thời gian. Đặc biệt là vào những năm 1930, khi các họa sĩ và sinh viên trường Mỹ Thuật Đông Dương hồi sinh chất liệu nghệ thuật này, kết hợp nó với kỹ thuật của Pháp và định vị vị trí của tranh sơn mài trong nghệ thuật Việt.
Tranh sơn mài kết hợp với vỏ trứng / Nguồn: Bell and Jeff
Quy trình tạo nên một bức tranh sơn mài phức tạp và thời gian sản xuất dài có thể lên đến hàng tháng đã khiến tranh sơn mài Việt Nam ấn tượng và đặc biệt hơn với các thể loại tranh khác. Tranh sơn mài được tạo nên nhờ kỹ thuật phủ nhiều lớp màu sắc lên một tấm ván ép đen. Những lớp mà này không chỉ được tạo thành từ sơn và sơn mài trong suốt, mà còn từ vàng hoặc bạc. Bất kể chất liệu nào, người họa sĩ đều cần làm khô và mài bóng các lớp. Lớp màu ở dưới được mài nhiều sẽ hiện lên. Giấy nhám mịn và hỗn hợp tóc và than được sử dụng để mài các lớp màu theo mong muốn của người họa sĩ.
Biên dịch: Minh Hậu
Biên tập: Thu Huyền
Nguồn: What’s So Special About Vietnamese Sơn Mài (Lacquer Painting)? | Saigoneer.com