Tin tức

Cái nhìn hùng vĩ trong thời đại Baroque

Thời kỳ Baroque là một trong những thời kỳ sáng tạo nhất trong nghệ thuật phương Tây. Từ cuối thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 17, các nghệ sĩ đầy tài năng nổi lên khắp châu Âu, đặc biệt là ở Ý, Pháp, Flanders và Hà Lan.

Hội họa phát triển một cách mạnh mẽ trong thời kỳ Baroque. Các nghệ sĩ đã thử nghiệm với những tông màu sắc rực rỡ, hình ảnh kịch tính và độ tương phản mạnh của ánh sáng và bóng tối. Họ khám phá các cách tiếp cận mới với những chủ đề như truyện ngụ ngôn, cảnh quan mộc mạc và chủ đề tôn giáo của cuộc Phản cải cách.

Sự chuyển động

Lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc cổ điển và những tiến bộ thời đấy trong nghiên cứu giải phẫu, các nghệ sĩ Baroque đã đạt được những bước tiến lớn trong việc khắc họa các hình thể trong chuyển động. Chuyển động tạo ra cảm giác kịch tính và thường phản ánh trực tiếp về thể chất và cảm xúc. Các nghệ sĩ đã làm sống động các tác phẩm của họ bằng cách sử dụng các tư thế vặn người và ‘bẻ hình’ kịch tính, hoặc tạo không gian sâu rộng.

(Tác phẩm "The Rape of the Daughters of Leucippus" của Peter Paul Rubens)

Trong bức vẽ trên, Peter Paul Rubens trình bày các bản phác thảo giải phẫu của một người đàn ông từ ba điểm nhìn khác nhau. Thể hình cơ bắp và tư thế phóng đại của đối tượng truyền tải thể chất và năng lượng mạnh mẽ tuyệt vời.

Nhiều nghệ sĩ phác thảo ở thế kỷ 17 không chỉ sử dụng bút hoặc phấn mà còn sử dụng màu nước (màu tan trong nước), gouache (màu trong tan trong nước), và thậm chí cả sơn dầu. Những phương tiện này cho phép các nghệ sĩ đạt được các hình ảnh sống động hơn và tự do hơn.

Tác phẩm đầy màu sắc của Jan Boeckhorst đã xóa nhòa ranh giới giữa vẽ và hội họa. Cảnh thần thoại này, dựa trên một câu chuyện cổ của Ovid, mô tả Daphne biến thành một cây nguyệt quế để tránh sự tiến công của thần Apollo. Người nghệ sĩ đã vẽ từ cuộc sống, biến Apollo và Daphne của ông trở thành một nơi tôn vinh sự mạnh mẽ và phong phú.

Chiaroscuro

Chiaroscuro, việc sử dụng các tông màu khác nhau để miêu tả ánh sáng và bóng tối, bắt nguồn từ đầu thời kỳ Phục Hưng như một phương tiện để miêu tả lại độ sâu và sức nặng của các chủ thể riêng biệt. Các nghệ sĩ Baroque cũng áp dụng kỹ thuật chiaroscuro vào các bố cục trong tác phẩm của họ, sử dụng các vùng sáng và tối để tạo ra hiệu ứng kịch tích đầy cảm xúc.

(Tác phẩm "Couple portrayed with children both alive and dead" của Nikolaus Knüpfer)

Nghệ sĩ người Hà Lan Nikolaus Knüpfer đã sử dụng kỹ thuật chiaroscuro để tạo hiệu ứng hoành tráng về việc Philatô đang rửa tay sau khi quyết định đóng đinh Chúa Kitô. Các điểm nổi bật màu trắng trên ngực của Chúa Kitô thu hút sự chú ý vào Ngài. Mặt nền tối đen của các nhân vật phía trước và điểm nhìn thấp làm tăng thêm sự kịch tính và khiến người xem cảm thấy mình như là một phần của đám đông bên dưới.

Phong cảnh

Tranh phong cảnh đã đứng riêng lẻ nổi bật trong suốt thế kỷ 17. Các nghệ sĩ đã bắt lại những cảnh quan bình thường như một con đường đầy nắng hoặc khúc cua trên đường đất cũng như các di tích và tàn tích nổi tiếng của La Mã cổ đại. Họ cố gắng tìm kiếm các hiệu ứng tự nhiên như ánh sáng mặt trời chói lọi và chuyển động của gió qua những tán cây rợp lá.

Những tàn tích và cảnh vườn ở Tivoli là một trong những đối tượng yêu thích nhất của Claude Lorrain. Ở đây anh đã sử dụng nước láng bằng mực để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng và bóng tối lung linh. Những người du hành trên con đường ở phía trước dường như đang mời gọi người xem tham gia vào một hành trình qua vùng nông thôn.

Sự nhiệt thành trong tôn giáo

Nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Phản cải cách và được Nhà thờ Công giáo sử dụng để truyền đạo cho những người thờ phụng theo sau cuộc Cải cách Tin lành. Nhà thờ đã ủy quyền cho các nghệ sĩ tạo ra các tác phẩm để thúc đẩy lòng nhiệt thành trong tôn giáo.

Trong cảnh bị đóng đinh này, Pietro da Cortona mang đến trải nghiệm thiêng liêng của con người bằng cách miêu tả sự đau khổ và đau buồn tột độ. Đức Trinh Nữ và Thánh John hướng về phía Chúa Giêsu đang đau khổ trong khi Mary Magdalene tựa môi lên chân Ngài. Cái nhìn hướng lên trời và cái miệng mở rộng của Chúa Giê-su gợi lên khoảnh khắc ngài kêu lên: "Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa lại bỏ rơi con?".

Câu chuyện ngụ ngôn

Truyện kể là những câu chuyện hoặc hình ảnh sử dụng hình tượng để truyền đạt những ý nghĩa tiềm ẩn. Các nghệ sĩ của thế kỷ 17 thường sử dụng chủ thể con người, động vật và đồ vật làm biểu tượng của các khái niệm trừu tượng.

(Tác phẩm "Alpheus and Arethusa" của Carlo Maratti)

Trong bức vẽ này của Carlo Maratti, được tạo ra để vinh danh Giáo hoàng Innocent XI, các nhân vật ngụ ngôn mang hình dáng con người đại diện cho công lý (trái) và đức tin (phải). Đức tin được liên kết với giáo hoàng bởi các thuộc tính của giáo hoàng: người cầm quyền (hoặc quyền trượng), hình mẫu của Giáo hội, và vương miện. Cô ấy nắm giữ những hiểu biết để biểu thị quyền lực tâm linh. Những tia sáng trắng phát ra từ đầu của Faith cho thấy sự quan trọng của Niềm tin so với Công lý.

Cuộc sống mộc mạc

Các mô tả tự nhiên về cuộc sống hàng ngày dần trở nên phổ biến ở châu Âu, đặc biệt là Hà Lan, trong thế kỷ 17. Một số nhân vật, tư thế của họ, bối cảnh và chủ thể nhất định xuất hiện thường xuyên, tạo nên một cảnh quan mang chủ đề mộc mạc.

Sự miêu tả lại của Herman Saftleven the Younger, về một người chăn cừu trẻ truyền tải sự nghèo khổ và phẩm giá trầm lặng của cậu bé. Bộ quần áo xộc xệch, đôi giày quá khổ và chiếc mũ rách nát lấn át hình thể nhỏ bé của cậu một cách sâu sắc. Chiếc houlette, một công cụ dùng để bới những cục bùn đất ném vào gia súc để hướng chúng theo ý, góp phần tạo nên hiệu ứng cảnh quan mộc mạc.

 

Nguồn: https://www.getty.edu/art/exhibitions/visions_grandeur/

Hưng

Viết bình luận của bạn:

Tranh vẽ theo yêu cầu. Chúng tôi nhận đặt vẽ tranh theo yêu cầu với thể loại và chất liệu đa dạng. Hãy để những bức tranh nói lên phong cách của bạn.

Tải ứng dụng ngay

Google Play App Store
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon